Những người hùng chiến thắng ung thư – Tập 1
MỤC LỤC
- 1Bác Sĩ Lan - Ung Thư Hạch - Hà Nội
- 2Trần Chí Minh – Ung Thư Phổi – Hà Nội
- 3Anh Tuân – Ung Thư Vòm Họng – Hà Nội
- 4Lê Đức Đệ – Ung Thư Vòm Họng – Quảng Trị
- 5Hoàng Ngân Hoa – Ung Thư Vú – Hà Nội
- 6Cô Xuyên – Ung Thư Phổi – Hà Nội
- 7Độ Phạm – Ung Thư Đại Tràng – Hà Nội
- 8Nguyễn Hữu Bình – Ung Thư Hạch – Hồ Chí Minh
- 9Chị Liên – Ung Thư Dạ Dày – Hà Nội
- 10Anh Hiền – Ung Thư Phổi – Đà Nẵng
- 11Hà Thị Lý – Ung Thư Vòm Họng – Vĩnh Phúc
- 12Nguyễn Quang Ngẫn – Ung Thư Đại Tràng – Quảng Ninh
- 13Lê Nguyễn Thị Nga – Ung Thư Vú – Đồng Nai
- 14Nguyễn Thị Thu Lan – Ung Thư đại tràng – Hà Nội
- 15N.T.K.N – 2 Bệnh Ung Thư Phổi – Hà Nội
- 16Ngô Thị Đ – Ung Thư Vú – Hồ Chí Minh
- 17Lâm Thanh Nhanh – Ung Thư Gan – Bình Dương
- 18Đinh Thị Bảy – Ung Thư Cổ Tử Cung – Hà Nội
- 19Chu Thị Tuyết – Ung Thư Cổ Tử Cung – Thanh Hóa
- 20Nguyễn Thị Ngà – Ung Thư Cổ Tử Cung – Phú Thọ
- 21Phạm Hữu Quang – Ung Thư Phổi – Hà Nội
- 22Nguyễn Văn Nhứt – 3 Bệnh Ung Thư – Long An
- 23Đặng Văn Năm – Ung Thư Phổi – Hà Nội
- 24Nguyễn Văn Hợp – Ung Thư Gan – Thái Bình
- 25Văn Như Cương – Ung Thư Gan – Hà Nội
- 26Phạm Vũ Hiệp – Ung Thư Hạch – Thái Bình
- 27Phan Thị Tứ – Ung Thư Gan – Ninh Thuận
- 28Trương Thị Lệ Hồng – Ung Thư Vú – Cần Thơ
- 29Nguyễn Thị Mai – Ung Thư Vòm Họng – Hà Nội
- 30Bùi Văn Thuối – Ung Thư Vòm Họng – Trà Vinh
✽✽✽✽✽✽
Lê Nguyễn Thị Nga – Ung Thư Vú – Đồng Nai
✽✽✽✽✽✽
– Kỳ tích chiến thắng ung thư vú của nữ doanh nhân từng nhắm mắt chờ “án tử”
01/06/2015
Trong giới kinh doanh ở Đồng Nai, cái tên Lê Nguyễn Thị Nga không quá xa lạ. Bà nguyên là giám đốc công ty Đức Nhật (Phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) chuyên về sản xuất hàng may mặc. Với sự thông minh, tài năng kinh doanh, nắm bắt thị trường, bà trở thành hình mẫu nữ doanh nhân thành đạt khiến nhiều người nể trọng. Tuy nhiên đúng lúc sự nghiệp đang lên như diều gặp gió, bà Nga lại phải đối mặt với bản “án tử” do căn bệnh ung thư vú giai đoạn cuối. Bỗng chốc, mọi thứ như đổ sụp trước mắt bà.
Bệnh tật “đánh gục” nữ doanh nhân
Trái với hình dung của chúng tôi về một người phải chống chọi với căn bệnh ung thư vú 10 năm nay, bà Lê Nguyễn Thị Nga có nước da hồng hào, thần khí tươi tắn và trên môi luôn nở nụ cười niềm nở. Bà tiếp chúng tôi sau khi hoàn thành xong bài tập thiền tại gia. Bà vui vẻ nói: “Tôi sống được đến ngày hôm nay có thể nói là một kỳ tích hiếm có. Ngay cả các bác sĩ từng điều trị cho tôi cũng phải ngạc nhiên về điều này. Tất cả là nhờ tôi đã tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Đó chính là thiền kết hợp xông hơi”. Hồi tưởng lại quá khứ, bà Nga cho biết bà lao vào thương trường từ những ngày còn trẻ. Lúc ấy, niềm đam mê kinh doanh và ước mơ cho các con một tương lai tươi sáng khiến bà làm việc quần quật không kể ngày đêm. Sau những khó khăn, vất vả, thành quả của bà chính là công ty Đức Nhật được duy trì đến ngày nay và hai cậu con trai đều tu nghiệp ở nước ngoài. Tuy nhiên, công việc cũng lấy đi của bà quá nhiều. Vì ham mê kinh doanh, không chú ý tới chăm sóc bản thân nên khi phát hiện bệnh thì đã quá muộn. “Ngày đó, công việc của tôi lúc nào cũng ngập đầu. Việc công ty, việc nhà, rồi lo cho con cái đi du học, tôi không có thời gian để nghĩ tới việc đi kiểm tra sức khỏe. Năm 2005, hai con trai của tôi về nghỉ hè. Trong lúc ba mẹ con đang nằm chơi đùa trên giường thì cậu cả phát hiện mẹ có cục u lớn bên ngực. Ngay ngày hôm sau, tôi đến bệnh viện thăm khám ngay. Cầm kết quả cho thấy bị ung thư vú trên tay, tôi hoàn toàn không tin nổi vào mắt mình”, bà nhớ lại.
Bà Lê Nguyễn Thị Nga chia sẻ về hành trình chữa bệnh của mình
Không tin bản thân mắc chứng bệnh hiểm nghèo đó, bà Nga tiếp tục tới một vài bệnh viện khác kiểm tra nhưng kết quả vẫn không thay đổi. Thậm chí, bà còn được các bác sĩ tiên đoán chỉ có thể sống được một thời gian ngắn nữa. Từ một người đang khỏe mạnh bình thường, trên đỉnh cao sự nghiệp bỗng chốc phải nằm viện với bản “án tử” treo lơ lửng trước mặt, bà Nga vô cùng hoảng loạn và buồn bã. “Nhưng lúc đó, khát vọng sống của tôi lại hơn bao giờ hết. Bởi lúc đó các con vẫn còn đang đi học, công ty không có người quản lý. Nếu tôi chết đi, không biết ai sẽ lo cho các con, lo cho công ty”, bà tâm sự. Vậy là không đầu hàng số phận, nữ giám đốc nhanh chóng chấp nhận liệu trình điều trị bằng hóa chất với 6 mũi liên tiếp để tiêu diệt tế bào ung thư. “Tuy nhiên, đưa hóa chất vào cơ thể không phải là điều đơn giản. Do suy sụp tinh thần nên sức khỏe tôi yếu đi nhanh chóng, hóa trị làm cơ thể đau đớn, mệt mỏi không gì diễn tả nổi. Người bình thường có thể sử dụng hết 6 mũi hóa chất trong vòng vài tháng nhưng tôi phải vật vã gần 2 năm mới hết. Quả là những ngày tháng kinh khủng nhất trong đời”, bà Nga nhớ lại.
Bởi liệu trình điều trị thường xuyên bị ngắt quãng do sức khỏe yếu nên bệnh tình của bà Nga không thuyên giảm là bao. Gia đình cũng đã đưa bà ra nước ngoài nhưng cuối cùng cũng phải trở về và chuyển hướng sang dùng thuốc Nam để cầm cự. Đúng lúc tưởng chừng như mọi cánh của đã đóng với nữ doanh nhân thì bà có cơ duyên gặp anh Nguyễn Văn Tứ (người sáng tạo ra lều xông hơi) và được giới thiệu về phương pháp thiền xông hơi. “Không hiểu sau sau khi nghe anh Tứ nói, tôi lập tức có niềm tin với phương pháp này. Tôi liền áp dụng ngay, mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 1 tháng. Ngay từ lần đầu tiên ngồi thiền trong chiếc lều xông hơi của anh Tứ, tôi đã cảm nhận trong người khoan khoái, tinh thần phấn chấn. Những ngày sau, bệnh tình của tôi thuyên giảm rõ rệt. Tôi đi làm trở lại và vẫn theo phương pháp thiền xông hơi liên tục trong 2 năm”, bà Nga nhớ lại.
Tuy nhiên khi khỏe mạnh trở lại, công việc lại cuốn nữ doanh nhân vào những guồng quay tất bật không có thời gian nghỉ ngơi. Theo được 2 năm, bà cũng quên luôn phương pháp thiền xông hơi để chú tâm cho các hợp đồng, cho việc hoạch định chiến lược công ty, chuẩn bị tương lai cho các con…Không ngờ, sự lơ là chăm sóc sức khỏe bản thân lại khiến bà lâm nạn một lần nữa.
Hiệu quả không ngờ
Một năm sau khi bỏ thiền xông hơi, bà Nga thi thoảng cảm thấy khó thở, đau ở vùng ngực, cứ buổi tối lại ho dai dẳng không ngừng. Bà cho biết: “Linh tính có chuyện chẳng lành nhưng tôi lại không thể dứt bỏ được công việc để tới bệnh viện kiểm tra. Rồi một đêm năm 2011, tôi làm việc đến 1h khuya thì ngã quỵ”. Gia đình vội vã đưa bà Nga tới bệnh viện cấp cứu. Tại đây, bà được các bác sĩ thông báo khối u ở vú đã di căn sang phổi, cần nhập viện hóa trị ngay nếu không sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên khác với lần trước, bà Nga không còn muốn kéo dài sự sống bằng việc hóa trị đau đớn. Bởi lúc này, cậu con trai cả của bà đã học xong và có thể đảm đương việc lãnh đạo công ty thay mẹ. Bà từ chối nhập viện với lý do muốn sống những ngày còn lại vui vẻ bên gia đình, có thể hỗ trợ con thêm một đoạn đường kinh doanh.
Trở về từ bệnh viện, sức khỏe bà Nga suy sụp nhanh chóng, trọng lượng cơ thể chỉ còn 32 kg, đôi mắt gần như mù hẳn. Người thân tiên lượng tình hình chuyển biến xấu nên đã đưa bà từ khu trung tâm của TP. Biên Hòa về căn biệt thự ngoại ô tĩnh dưỡng. Tại đây, bà Nga lại nhớ lại phương pháp từng cứu giúp mình năm nào và quyết định dùng lại. Bà kết hợp uống thuốc Nam và sử dụng thiền xông hơi hàng ngày. Điều kỳ diệu là từ chỗ cận kề miệng hố tử thần, bà Nga đã dần lấy lại sức khỏe trong 3 năm nay. “Thực sự lần phát bệnh này, tôi không còn ham muốn gì nhiều. Tôi đã chấp nhận bệnh tật như một hậu quả tất yếu do quá trình làm việc, sinh hoạt không khoa học của mình. Tôi sẵn sàng tâm lý để đón nhận cái chết. Khi tìm lại phương pháp thiền xông hơi, tôi cũng chỉ mong giảm bớt được phần nào đau đớn vì bệnh tật, giúp tinh thần sảng khoái. Nhưng không ngờ, nó lại hiệu quả đến vậy. Không những vượt xa thời gian sống tiên lượng, đôi mắt tôi cũng đã thấy lại được mờ mờ. Tôi rất vui vì có thể tiếp tục hỗ trợ cho các con thêm một đoạn đường nữa”, nữ doanh nhân tâm sự.
Căn biệt thự bà Nga đang tĩnh dưỡng ở ngoại ô TP. Đồng Nai
Bà Nga chia sẻ thêm, sau khi tìm hiểu tường tận về phương pháp thiền xông hơi, bà mới nghiệm ra rằng nếu lúc đó mình cứ duy trì phương pháp này đều đặn thì có lẽ bệnh đã không di căn sang phổi. “Hiện tại, tôi xông hơi bất cứ khi nào cơ thể cảm thấy mệt mỏi, có vấn đề. Ngoài ra, tôi cũng nghiên cứu sâu hơn về Phật pháp và luyện tập thiền. Thiền giúp tôi học được sự kiên trì, nhẫn nại, giúp đầu óc thanh tĩnh và tập trung. Cũng nhờ vậy mà việc xông hơi cũng trở nên đơn giản. Tôi có thể ngồi bao lâu cũng được”, bà cho biết. Là người giúp đỡ bà Nga nhiều trong hành trình chữa bệnh, anh Nguyễn Văn Từ cho biết: “Chị Nga là một trong những bệnh nhân nặng nhất mà tôi từng hỗ trợ chữa bệnh bằng thiền xông hơi. Chị thực sự là người phụ nữ có nghị lực, kiên trì bởi để theo được phương pháp này đến cùng cũng không phải điều đơn giản”.
GIA KHANG – HÀ TRANG
– Hành trình cho ra đời chiếc lều xông hơi đặc biệt của người đàn ông đam mê sáng tạo
Từ sự hồi phục đáng ngạc nhiên của nữ doanh nhân Lê Nguyễn Thị Nga, chúng tôi bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu về phương pháp chữa bệnh thiền xông hơi. Người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là anh Nguyễn Văn Tứ (TP. Biên Hòa, Đồng Nai). Anh Tứ là người đã sáng tạo ra chiếc lều xông hơi và thành lập trung tâm chữa bệnh từ thiện, mở cửa cứu giúp người bệnh trên khắp cả nước trong nhiều năm qua.
Cơ duyên với phương pháp lạ
Trung tâm chữa bệnh từ thiện của anh Nguyễn Văn Tứ nằm sâu trong một con đường nhỏ thuộc phường Tân Tiến (TP. Biên Hòa), có cái tên khá lạ là “Thiền xông hơi trị liệu 4.000 năm”. Nó gần như tách biệt với sự ồn ào, náo nhiệt của phố thị với tiếng kinh Phật và không gian phủ bóng cây xanh. Phải khá vất vả trong việc hỏi đường, chúng tôi mới tìm được tới nơi đây. Anh Tứ bảo, nhiều người cũng khuyên nên đề biển hướng dẫn ở ngoài đường để dễ tìm nhưng anh nghĩ không cần thiết. Bởi công việc của những người trong trung tâm hiện tại là từ thiện, anh không muốn có bất cứ điều gì làm ảnh hưởng tới ý nghĩa cao cả đó. Tiếp xúc với người đàn ông mảnh khảnh, ăn vận giản dị này, điều làm chúng tôi khá bất ngờ là anh hiện đang là giám đốc công ty TNHH Thiên Tạo chuyên về in men sứ. Đây cũng là nguồn thu nhập chủ đạo của anh, bổ trợ tích cực cho việc duy trì hoạt động của trung tâm thiền xông hơi.
Nói về cơ duyên đến với thiền xông hơi, anh Tứ cho biết: Anh vốn sinh ra ở một vùng quê nghèo thuộc tỉnh Thanh Hóa. Cách đây 25 năm, anh vào miền Nam lập nghiệp và đã trải qua đủ thứ nghề. Nhờ đam mê sáng tạo, anh nghiên cứu ra kỹ thuật in men sứ rồi phát triển nó đến ngày nay. Cũng chính nhờ sự đam mê ấy mà anh đã chế tạo ra chiếc lều xông hơi với tác dụng vô cùng hiệu quả. “Ngày trước, tôi rất hay bị cảm cúm. Mỗi lần như vậy, tôi đều tìm đến thuốc. Nhưng vào năm 2006, tôi bị rất nặng, uống thuốc cả tháng cũng không khỏi. Lúc đó, có người mới khuyên tôi nên dùng phương pháp xông hơi. Và quả thật rất hiệu quả, chỉ sau lần đầu tiên xông bằng những lá cây đơn giản, tôi đã cảm thấy người nhẹ nhõm, sảng khoái, các triệu chứng đau đầu, sổ mũi cũng không còn. Từ đó, tôi cảm thấy vô cùng tò mò với phương pháp dân gian này và ấp ủ dự định nghiên cứu sâu về nó”, anh Tứ nhớ lại.
Như một cơ duyên, 3 tháng sau, anh Tứ gặp sư Thích Giác Nhiệm – một vị sư theo trường phái Khất sĩ. Sư Giác Nhiệm chính là người đầu tiên khai sáng ra phương pháp chữa bệnh bằng thiền kết hợp xông hơi. “Sư Giác Nhiệm thường ngồi thiền nên khi người mệt mỏi, sư cũng ngồi trong tư thế thiền để xông hơi. Cũng chính bởi vậy mà sư phát hiện ra tác dụng kỳ diệu của sự kết hợp này và truyền bá nó, giúp mọi người chữa bệnh. Khi gặp sư, tôi giống như tìm thấy con đường sáng cho ý tưởng của mình vậy. Tôi nhanh chóng thử nghiệm phương pháp này để chứng thực hiệu quả. Tôi cũng tìm hiểu từ một số người từng áp dụng thiền xông hơi. Họ đều cho biết đã đạt được những kết quả tích cực”, anh Tứ nhớ lại. Nếu phương pháp của sư Giác Nhiệm lấy thiền làm chủ đạo thì anh Tứ muốn đạt hiệu quả nhanh hơn bằng việc lấy xông hơi làm chủ đạo. Đó chính là lý do để anh mày mò nghiên cứu và cho ra đời chiếc lều xông hơi.
Sự kết hợp độc đáo
Dẫn chúng tôi ra khu khuôn viên với khoảng hơn chục chiếc lều xông hơi phục vụ người bệnh tới chữa trị, anh Tứ giới thiệu sau nhiều năm, anh đã sáng tạo ra 5 mẫu thiết kế. Tuy nhiên, thành phần chính vẫn là bàn ngồi xông, nồi xông và bạt che. Trong đó, bàn được làm bằng gỗ thông có tác dụng tích cực cho sức khỏe, có mùi thơm dễ chịu tạo cảm giác thoải mái và an toàn tuyệt đối cho quá trình xông hơi. Bàn được đặt trên bốn chân cao, có khung ngang bốn cạnh tạo khe hở để hơi nóng có thể đưa từ nồi xông đặt dưới bàn lên phía trên. Lều xông có khung và có thể tháo lắp được với bạt phủ. Tấm bạt có 1 lỗ tròn bên trên để thoát hơi và điều hòa ôxy chống ngộp thở. Cửa bạt có 2 đầu khóa để điều chỉnh không khí và giảm nhiệt độ. Nồi hơi chứa thảo dược được cung cấp điện để tạo hơi đều, có bộ phận khung đỡ bằng gỗ bao quanh để giữ an toàn khi sử dụng. Nhiệt độ và thời gian của nồi xông có thể được kiểm soát bằng các thiết bị phù hợp đi kèm. Tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai lần thứ XV do Sở KH&CN tổ chức, giải pháp lều xông hơi của anh Tứ đã được Hội đồng giám khảo trao giải Ba. Hiện nay, sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và được nhiều người sử dụng ghi nhận hiệu quả.
Anh Tứ cho biết, sau khi sáng tạo ra lều xông hơi, anh vẫn muốn sử dụng kết hợp với thiền để phát huy tối đa hiệu quả. Anh cho biết: “Có thể nói đây là kết hợp khá độc đáo, đơn giản và hiệu quả. Thiền là một kiểu thư giãn chủ động tích cực với hiệu quả cao. Khác với thư giãn thông thường, thiền điều chỉnh trực tiếp về mặt tinh thần, mang lại trạng thái yên tĩnh với những biểu hiện như nhẫn nại, bền bỉ, tự tin, bình tĩnh, ổn định nhân cách, đầu óc sảng khoái, thân thiện, hòa hợp với mọi người, mà từ đó có tác dụng điều chỉnh đến các hoạt động của cơ thể, tạo lập sự cân bằng nội tại, cân bằng cơ thể với môi trường sống. Còn theo y học cổ truyền, xông hơi bằng thảo dược là một phương pháp trị liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Trong liệu pháp xông hơi, hơi nóng tạo ra một cơn sốt nhân tạo trong thân thể giúp giãn nở mạch máu dưới da, kích thích lưu thông khí huyết và thúc đẩy việc đào thải độc tố. Điều này kích hoạt sự tẩy rửa từ bên trong nhằm đẩy cặn bã và chất độc ra ngoài cơ thể bằng cách toát mồ hôi qua lỗ chân lông, các cơ bắp đang trong trạng thái nghỉ ngơi cũng được tẩy rửa, chống căng thẳng về tinh thần và làm sảng khoái đầu óc. Hệ tuần hoàn được kích thích, da được đàn hồi và xoa dịu. Cơ thể có cảm giác sạch sẽ và đổi mới. Chính vì vậy, xông hơi giúp cơ thể giảm mệt mỏi, giảm đau nhức cơ khớp và phục hồi tổng quát với những hiệu quả rất ưu việt đối với cả sức khỏe và sắc đẹp”. Để củng cố thêm kiến thức về phần thiền, anh Tứ còn mời một vị sư cô về trợ giúp.
Từ khi thành lập cơ sở thiền xông hơi, anh Tứ không nhớ đã đón tiếp bao nhiêu lượt bệnh nhân đến chữa trị. Anh cũng đã mang sáng kiến của mình đi hành thiện cứu người ở nhiều nơi, chủ yếu là tại các chùa. Thời điểm chúng tôi đến, tại trung tâm cũng có khá nhiều bệnh nhân từ xa tới ở lại điều trị. Tại đây, họ được tư vấn điều trị miễn phí, sự đóng góp tùy tâm. Những người bệnh quá hoàn cảnh, anh Tứ còn miễn phí ăn ở. Chúng tôi trò chuyện với một nhân viên có pháp danh Ngọc Pháp của trung tâm. Được biết, cô từng là bệnh nhân tới đây điều trị và tình nguyện ở lại làm việc. Ngọc Pháp tên thật là Nguyễn Thị Kim Luyến (SN 1987, quê ở Tiền Giang). Trước đây, cô bị viêm xoang mãn tính, mỗi khi thời tiết thay đổi là bệnh lại phát mạnh khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi, khó thở. “Tôi vốn là nhân viên văn phòng làm cho một công ty ở trung tâm TP.HCM. Tuy nhiên, bệnh tật làm ảnh hưởng nghiêm trọng khiến tôi không thể làm tốt công việc. Ngoài bị viêm xoang, tôi còn bị thận yếu, mất ngủ. Những chứng bệnh này khiến cơ thể tôi ngày một suy kiệt, không thể tập trung. Tôi đã đi điều trị nhiều nơi, bằng nhiều phương pháp nhưng không khỏi. Sau 7 năm chạy chữa không có kết quả, tôi được người quen giới thiệu tới đây điều trị bằng thiền xông hơi. Thật may mắn là ngay tuần đầu tiên, bệnh tình của tôi đã có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt. Sau 1 tháng thì viêm xoang đỡ hẳn, hết triệu chứng tiểu nhiều vì thận yếu, mừng nhất là tôi đã tìm lại được giấc ngủ ngon lành”, Ngọc Pháp kể. Ngọc Pháp cho biết, sau khi cảm nhận tác dụng của thiền xông hơi, cô muốn ở lại làm việc một thời gian để ổn định sức khỏe và cũng như lời cảm ơn tới trung tâm.
BOX:
Theo các phương pháp xông hơi truyền thống, người ngồi xông thường gặp nhiều khó khăn như: cảm thấy ngộp thở khi phải trùm quấn chăn sát người với một nồi xông hơi nóng, tư thế ngồi xông không thoải mái, nồi nước xông dễ gây bỏng do chạm vào người hay có thể gây bỏng hơi, không duy trì được nhiệt độ theo thời gian mong muốn…Trong khi đó, việc sử dụng các dịch vụ xông hơi (sauna, steam bath) tại các spa mặc dù rất tốt nhưng không dễ dàng đối với đa số người dân còn phải quan tâm đến mức độ thu nhập. Anh Tứ cho biết, sự tiện lợi của lều xông là người xông có thể ngồi với tư thế thoải mái do được thiết kế thêm bộ phận tựa lưng. Ngoài ra, bạt phủ được thiết kế theo dạng khóa kéo nên có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ khi cần thiết. Nồi thảo dược có bộ phận khung đỡ bao quanh nên rất an toàn hơn nhiều so với các nồi xông cổ truyền, người xông có thể bị tai nạn bỏng bất cứ lúc nào nếu không cẩn thận. Cách xông trong lều cũng được tiến hành đơn giản, người xông ngồi lên bàn xông, hơi tỏa ra từ nồi thảo dược bốc lên, qua khe hở giữa mặt bàn và khung ngang đập vào bạt của mặt trong của tấm bạt và tỏa vào người xông.
✽✽✽✽✽✽