Những người hùng chiến thắng ung thư – Tập 2
MỤC LỤC
- 1Phạm Quang Phong – Ung Thư Máu – Thái Bình
- 2Nguyễn Quỳnh Anh – Ung Thư Máu – Hà Nội
- 3Trần Thị Hợi – Ung Thư Dạ Dày – Nghệ An
- 4Đỗ Văn Bảo – Ung Thư Vòm Họng – Hà Nội
- 5Trần Thị Quyên – Ung Thư Hạch – Bắc Ninh
- 6Đỗ Thị Nga – Ung Thư Vú – Bắc Ninh
- 7Nguуễn Thị Thі – Ung Thư Máu – Bắс Nіnh
- 8Hoàng Đăng Kiểm – Ung Thư Máu – Quảng Ninh
- 9Đôn Văn Bào – Ung Thư Trực Tràng – Hà Nội
- 10Đào Văn Thiện – Ung Thư Trực Tràng – Hà Nội
- 11Nguyễn Bằng An – Ung Thư Vú – Hà Nội
- 12Nguyễn Thị Kim Phương – Ung Thư Đại Tràng – Hà Nội
- 13Nguyễn Đình Hợp – Ung Thư Não – Hà Nội
- 14Hoàng Hà – Ung Thư Thanh Quản – Hải Dương
- 15Trịnh Bích Lưu – Ung Thư Hạch Bạch Huyết – Hà Nội
- 16Nguyễn Thị Thanh Thủy – Ung Thư Trực Tràng – Hồ Chí Minh
- 17Đồng Thị Luyện – Ung Thư Vòm Họng – Hồ Chí Minh
- 18Nguyễn Thị Thanh Hương – Ung Thư Máu – Bắc Giang
- 19Nguyễn Thị Minh Thanh – Ung Thư Vú – Hà Nội
- 20Lê Thị Tuyết Mai – Hạch Ác Tính – Sóc Trăng
- 21Nguyễn Thị Ngọc – Ung Thư Vú – Hải Phòng
- 22Đặng Kim Oanh – Ung Thư Vú – Bình Thuận
- 23Lê Thế Định – Ung Thư Vòm Họng – Quảng Ninh
- 24Kim Thị Lụy – Ung Thư Phổi – Hà Nội
- 25Hán Thị Hiển – 2 Bệnh Ung Thư – Phú Thọ
- 26Lê Trí Dũng – Ung Thư Phổi – Hà Nội
- 27Trần Thị Cẩm Bào – Ung Thư Vú – Hà Nội
- 28Nguyễn Thị Biên – Ung Thư Buồng Trứng – Hà Nội
- 29Lê Thị Tâm – Ung Thư Cổ Tử Cung – Hà Nội
✽✽✽✽✽✽
Trần Thị Cẩm Bào – Ung Thư Vú – Hà Nội
✽✽✽✽✽✽
– “Bác sĩ hoa súng” của những người bị K
– Là một bệnh nhân bị ung thư (K) nhưng mỗi ngày chị Cẩm Bào luôn chọn cho mình một niềm vui bằng cách giúp đỡ những bệnh nhân ung thư khác. Ngày ngày, chị vẫn làm “bạn” với thuốc men, hóa chất, dây truyền nhưng chưa khi nào chị ngơi hát Bài ca Hy vọng.
Đối mặt với ung thư
Tháng 4/2017, đến Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, tôi đi tìm một bệnh nhân ung thư nhưng sống một cuộc đời lạc quan, vui vẻ và luôn sẵn lòng chia sẻ, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ những người đồng bệnh.
Chị là Trần Thị Cẩm Bào (42 tuổi, sống tại Hà Nội) một trong những bệnh nhân ung thư mà hầu như người nhà và bệnh nhân nào ở Khoa nội I – Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cũng biết đến và đặt cho chị biệt danh là “bác sĩ hoa súng”.
Đón tôi ở cửa khoa, chị Bào dẫn tôi vào phòng của bệnh nhân Hà – một nữ bệnh nhân trẻ mắc bệnh ung thư phổi. Chị bảo Hà mới nhập viện sau khi về nhà được 10 ngày. Ở đây, bệnh nhân nào mới nhập viện, bệnh nhân nào được bác sĩ cho về nhà chị đều nắm được. Bởi, hằng ngày hai buổi sáng – trưa chị vẫn vào đây để giúp đỡ những bệnh nhân khác các công việc như vệ sinh cá nhân hoặc hát cho các bệnh nhân nghe chẳng hạn.
Chị Cẩm Bào là một bệnh nhân ung thư vú được phát hiện bệnh cách đây 5 năm. Khi đó, chị cũng như gia đình chưa hiểu biết nhiều về căn bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng nên hoang mang lắm. Sau 1 thời gian trấn tĩnh, được các bác sĩ, gia đình và bạn bè động viên chị đã đối mặt với sự thật và nhập viện điều trị. Trải qua 6 đợt truyền hóa chất chị mới thấu hiểu đây thực sự là nỗi khổ trần gian với vô vàn tác dụng phụ.
Trong thời gian truyền hóa chất chị không chỉ bị rụng tóc, mất ngủ, buồn nôn, đi đại tiện liên tục mà còn phải đi cấp cứu 13 lần. Trong đó, không ít lần gia đình phải đưa chị đi cấp cứu trong đêm với tình trạng thập tử nhất sinh. Chính trong lúc đó, chị nhận ra rằng gia đình cần chị và chị cần phải sống không chỉ cho bản thân mà còn cho những người thân của mình nữa.
Chị lao vào tìm hiểu các thông tin về bệnh ung thư vú trên mạng như học sinh tìm đọc tài liệu trước ngày thi vậy. Say mê và chăm chú. Chị tin và tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ vì thế mà sức khỏe cũng như tinh thần dần ổn định.
Cứ thế, cuộc sống của chị dù đang chìm trong thuốc men, hóa chất nhưng luôn chất chứa niềm tin, hy vọng. Sau ca phẫu thuật cắt bỏ ngực bên phải ở Bệnh viện K (cơ sở 2 xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) và 25 mũi xạ trị ở Bệnh viện Trung ương Huế chị trở về cuộc sống thường nhật với những đợt tái khám định kỳ. Nghĩa là chị đã khỏi bệnh, tuy nhiên vẫn có khả năng di căn tái phát.
3 năm sống trong yên bình, thì vào đợt tái khám đầu năm 2016 tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, sau những xét nghiệm chuyên sâu và hội chẩn, các bác sĩ thông báo chị bị di căn tái phát ở xương chậu phải. Do đã tìm hiểu từ trước và luôn có một tinh thần lạc quan nên chị nhẹ nhàng đón nhận kết quả trên như một lẽ tất yếu.
Chị nhập viện và nằm liệt giường 21 ngày. Sau 21 ngày nằm liệt giường truyền hóa chất là 5 tháng ngồi xe lăn. Chị Cẩm Bào nói rằng, đó là một giấc mơ dài với những khát khao cháy bỏng. Chị khát khao được đứng dậy, được đi lại, được có sức khỏe, được về với gia đình và được tiếp tục giúp đỡ những bệnh ung thư nhân khác.
Ngày chị tập đi những bước đi đầu tiên giống y đứa trẻ chập chững bước vào đời, khó khăn và đầy vấp ngã. Nhưng rồi chị đã bước ra khỏi được chiếc xe lăn trong nước mắt và nụ cười. Việc đầu tiên chị làm là nắm tay các bác sĩ đã điều trị cho mình và nói lời cám ơn. Quả là có ý chí và nghị lực thì không có việc gì khó.
Đã là phụ nữ thì ai cũng nên làm đẹp cho mình cả về tâm hồn lẫn ngoại hình và nữ bệnh nhân ung thư cũng không phải là một ngoại lệ
Trở thành người “truyền lửa”
Chị Cẩm Bào nói rằng, chị là bệnh nhân ung thư đã trải qua những đau khổ, dằn vặt của người bệnh cả về vật chất lẫn tinh thần nên chị hiểu và muốn chia sẻ với những người đồng bệnh. Bằng thực tế cuộc sống của mình để chứng minh ung thư không phải là dấu chấm hết.
Chị quan niệm, cuộc sống không tính theo cách cộng dồn tính tổng mà theo cách ta đã sống như thế nào trong những ngày đó. Vì thế mà chị Cẩm Bào sống khoa học, nhẹ nhàng và vui vẻ lắm, chị hát bất cứ đâu có thể và chọc ghẹo mọi người để có được niềm vui cho tất cả.
Chị kể cho tôi, một ngày mới của chị bắt đầu từ 4h30 phút sáng với những bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc là đi bộ. Sau đó ăn sáng, sắp xếp việc nhà rồi đến Bệnh viện Ung bướu Hà Nội giúp đỡ mọi người và rồi chị lại tiếp tục công việc làm báo yêu thích của mình.
12h trưa chị quay lại bệnh viện làm việc như một “tình nguyện viên” thực thụ…Cứ thế, cuộc sống của chị luôn bận rộn với gia đình, công việc và những người bệnh – người bạn. Thật chẳng ai nghĩ chị là một bệnh nhân ung thư vú đang phải điều trị tích cực.
Không chỉ ngày ngày vào giúp đỡ, động viên bệnh nhân, chị còn kêu gọi các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân ủng hộ bệnh nhân nghèo để họ có cơ hội được tiếp tục điều trị bệnh. Vào những ngày Lễ, Tết chị đều tổ chức các chương trình văn nghệ với những tiết mục cây nhà lá vườn. Chị còn dạy bệnh nhân học hát, vì theo chị âm nhạc là cách tốt nhất giúp xoa dịu những nỗi đau.
“Tôi luôn nói với những người đồng bệnh rằng phải có một tinh thần, thể lực tốt thì mới có thể chiến thắng được bệnh tật. Mà muốn có được những điều đó thì phải lạc quan, yêu đời, tập thể dục và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Quan trọng hơn cả là phải tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ”, chị Bảo Cầm chia sẻ bí quyết chiến thắng bệnh tật của mình.
Không chỉ truyền suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời mà chị còn cho rằng những bệnh nhân ung thư cũng cần phải đẹp nhất là nữ bệnh nhân. Tất nhiên cái đẹp cũng cần được hiểu theo nhiều cách khác nhau và ở từng thời điểm.
Chị Cẩm thể hiện quan điểm của mình về cái đẹp: “Quan điểm của tôi là đã là người phụ nữ thì mình phải đẹp. Mình đẹp về tâm hồn thì mình tự tin khẳng định mình sống vui, sống khỏe, sống có ích và mình cũng làm được những công việc như bao người bình thường làm. Và để khẳng định mình hơn thì người bệnh ung cũng nên chú ý đến vẻ bên ngoài để mình trông có sức sống.
Tự tin, yêu đời để những người xung quanh, người thân của mình yên tâm chứ nếu mình buồn chán, bi lụy, không trang điểm cho mình thì bản thân mình thấy cuộc sống nặng nề và điều đó là không đáng có”.
Nói đến đây mắt chị Cẩm Bào ừng ực nước, chị nhớ về những bệnh nhân đã tự tạo ra cho mình một cuộc sống quá nặng nề và từ giã cõi đời khi tuổi xuân còn phơi phới. Muốn chiến thắng được bệnh tật không còn cách nào khác là phải đối mặt và vượt qua nó bằng một ý chí và tinh thần vững vàng. Phần thưởng luôn dành cho những ai biết cố gắng dù khỏe mạnh hay ốm đau, bệnh tật.
Kết thúc câu chuyện với chị Cẩm Bào, bước ra khỏi phòng bệnh, ngoảnh lại thấy ánh hoàng hôn chiếu vào khung cửa sổ làm cho căn phòng sáng rực ánh hồng. Đâu đó tiếng nhạc vút lên đoạn cao trào của Bài ca Hy vọng: “Kìa ánh sáng chân trời mới đang bừng chiếu. Bốn phương gió, mưa, buồn thương, mùa đông và mây mù sẽ tan…”.
Đắc Chuyên
http://baophapluat.vn/camera-benh-vien/bac-si-hoa-sung-cua-nhung-nguoi-bi-k-330723.html
– Nữ nhà báo truyền lửa: Sống khỏe với căn bệnh ung thư bằng bí quyết quý
Dù bị ung thư vú không phải giai đoạn sớm với 10/20 hạch di căn nhưng nữ nhà báo Cẩm Bào không hề gục ngã mà đã biến nỗi đau thành việc làm thiện nguyện đầy nhân văn, gom góp lại thành nghị lực sống để bước tiếp.
Lần đầu tiên tôi gặp chị Trần Thị Cẩm Bào (45 tuổi, trú tại Khu đô thị Vĩnh Hoàng, Hoàng Mai, Hà Nội) là trong một buổi sáng nhiều nắng. Ấn tượng đầu tiên của tôi về người phụ nữ chất phác này là gương mặt rạng rỡ cùng một đôi mắt vừa dịu dàng lại vừa ánh lên những tia nhìn đầy quyết tâm.
Tôi đọc được trong đôi mắt ấy không phải là lời kể lể về những nỗi thống khổ mà chị đã phải trải qua mà chỉ có một niềm yêu tha thiết. Tình yêu đó, chị dành cho những người đồng bệnh, cho công việc thiện nguyện và cho cuộc đời, cho sự sống mà chính chị đã phải cố gắng từng giây từng phút để giữ lấy.
Nhìn gương mặt hạnh phúc, nghe cách nói chuyện hài hước và chứng kiến chị Cẩm Bào ngày ngày “vèo vèo” xe máy đi làm việc thiện nguyện không ngừng nghỉ, chẳng ai nghĩ chị lại đang mang trong mình căn bệnh ung thư vú đã di căn vào xương suốt 5 năm và hàng ngày phải chiến đấu với những cơn đau.
Nhớ lại những ngày mới phát hiện mắc ung thư, chị Cẩm Bào đôi khi vẫn bàng hoàng. Đôi mắt đỏ hoe ngấn lệ, chị kể lại chặng đường nhiều nước mắt lẫn nụ cười khi đối mặt với căn bệnh ung thư vú.
Cách đây 5 năm, chị Bào tình cờ phát hiện ngực phải có một vết gì đó màu hồng. Nghĩ có chuyện chẳng lành, chị quyết định đến Bệnh viện K trung ương khám. Tại đây, sau hàng loạt tiến trình xét nghiệm, các bác sĩ kết luận “tin sét đánh”: chị bị ung thư vú phải giai đoạn hai, 10/20 hạch đã di căn và thể bộ ba âm tính.
Căn bệnh “gõ cửa” đột ngột khiến mọi ước mơ cùng con đường tương lai rộng mở của chị bị đảo lộn hoàn toàn. Đang là một cây bút xuất sắc, đam mê, nhiệt huyết với nghề tại Tạp chí Tri Thức & Công nghệ, chị phải dừng mọi công việc, kế hoạch để bắt đầu “cuộc chiến”.
Chị nhập viện và phải cắt bỏ toàn bộ một bên vú, tiến hành 6 đợt truyền hóa chất và 25 mũi xạ theo đúng chỉ định của bác sỹ. Hóa trị tàn phá cơ thể chị một cách khủng khiếp. Tóc vừa rụng từng mảng xong đợt này, chưa kịp lún phún mọc lại thì tấp tới đợt thuốc khác. Lần nào truyền chị cũng buồn nôn, chóng mặt, đau nhức khắp người, cơ thể yếu hầu như không thể ăn được gì.
Nhưng với lòng quyết tâm, ý chí mạnh mẽ cộng với sự động viên, chăm sóc của chồng con, người thân, bạn bè, sau nửa năm điều trị, chị cũng vượt qua và được ra viện.
Sau 3 năm thăm khám định kỳ tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, thì đến tháng 2/2016, trong một lần tái khám, bác sỹ phát hiện chỉ số nồng độ CA15-3 quá cao so với mức quy định nên tiến hành cho chị nhập viện. Với các xét nghiệm chuyên sâu, chị Bào lại nhận tin dữ khi bị di căn xương chậu phải.
Bệnh tái phát khiến chị liệt nửa người, không thể đi lại được, phải ngồi xe lăn. Thế nhưng, mạnh mẽ như cây xương rồng trên cát, với nghị lực, khát vọng sống mãnh liệt, chị đã tự đứng lên bước đi trên đôi chân của mình trong niềm vui, giọt nước mắt hạnh phúc.
“Có lẽ không có gia đình, các y bác sỹ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, bạn bè đồng bệnh bên cạnh động viên, thì tôi cũng không thể được như bây giờ. Con gái tôi dù còn bé nhưng cháu rất hiểu chuyện, luôn an ủi động viên, giúp mẹ lo toan mọi công việc trong nhà để mẹ yên tâm trị bệnh và có nhiều thời gian hơn đối với công việc thiện nguyện”, chị Bào nở nụ cười hạnh phúc chia sẻ.
Truyền lửa qua tiếng hát
Với cái tâm và tấm lòng của mình đối với công tác từ thiện nhân đạo, nhà báo Cẩm Bào đã góp phần thắp lên “ngọn lửa xanh” nhiệt huyết để nhân lên sức mạnh của lòng nhân ái.
Xuất thân trong một gia đình Phật học nên ngay từ khi còn bé chị đã lấy hành động từ thiện như một việc tu học. Trải qua muôn vàn khó khăn, hơn ai hết chị thấm thía, hiểu rõ hơn nỗi vất vả, buồn tủi của những số phận không may mắn khi mắc bệnh hiểm nghèo. Cảm thấy cuộc đời đã rất ưu ái mình nên chị sẵn sàng đem sự nhiệt huyết, kinh nghiệm, tiếng hát,…truyền lửa, sưởi ấm trái tim những người đồng bệnh.
Suốt 5 năm, chị Cẩm Bào không ngừng nghỉ mang tiếng hát đến với những người đồng bệnh.
Là một nhà báo yêu văn thơ, yêu cái đẹp nên chị Bào đã dùng âm nhạc như một liệu pháp để xoa dịu nỗi đau. Hằng ngày hai buổi sáng – trưa chị vẫn vào Bệnh viện Ung bướu để giúp đỡ những người đồng bệnh các công việc như vệ sinh cá nhân hoặc hát cho họ nghe.
Âm nhạc đã kết nối những trái tim lại với nhau, tạo động lực, đem lại niềm vui, lòng tin vượt qua bệnh tật cho những người không may mắn. Khi chị cất tiếng hát hay tổ chức các buổi giao lưu âm nhạc thì mọi ký ức về buồng bệnh, đơn thuốc, mũi kim tiêm nhói da nhói thịt, hay những buổi truyền hóa chất đau đớn…dường như biến mất hoàn. Thay vào đó, mọi người cùng hòa ca, cùng cười và cùng cố gắng nắm chặt tay nhau vượt qua cơn bạo bệnh.
Vào mỗi dịp đặc biệt như Trung thu, Tết, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, 8/3…chị lại kêu gọi tấm lòng từ bi của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân chung tay tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ để xoa dịu nỗi đau bệnh tật bằng những câu chuyện chia sẻ bí quyết sống vui sống khỏe, trao tặng những món quà như chiếc bánh, gói quà, viên thuốc, bữa cơm, xe lăn,…
Đối với một người phụ nữ, thật khó để có thể vừa chu toàn công việc gia đình, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ của một nhà báo và vừa đam mê, năng nổ với công việc thiện nguyện. Nhưng dường như với chị Bào thì điều đó khá đơn giản bởi chị làm bằng niềm vui, bằng tấm chân tình, tấm lòng và một trái tim “nóng”.
Chị Cẩm Bào chia sẻ: “Một người bệnh nhân như tôi thì không quan trọng số lượng ngày sống, mà tôi quan trọng cái ý nghĩa, chất lượng một ngày sống của tôi như thế nào. Do vậy, đối với tôi, nụ cười của bệnh nhân chính là hạnh phúc. Những ngày còn lại, tôi chỉ mong ước có thể dùng nụ cười, hình ảnh của mình chia sẻ tới tất cả các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, làm cầu nối để giúp đỡ một phần nhỏ bé cho cộng đồng bệnh nhân ung thư”.
Lan tỏa, truyền lửa cách sống khỏe với bí quyết “4 chữ T”
Là một người “ngoại đạo”, tôi (phóng viên) chỉ cảm thấy rằng một người mang trong mình căn bệnh ung thư – bệnh có tỷ lệ “giết người” hàng đầu thế giới hiện nay – mà có thể vượt qua nỗi đau, chiến thắng bạo bệnh chính là một kỳ tích. Bởi hầu hết rất nhiều bệnh nhân khi bệnh tật gõ cửa đều bủn rủn người, sợ hãi, tuyệt vọng. Trao đổi cảm nhận, suy nghĩ với chị Cẩm Bào, tôi hỏi: “Chị đã sống và áp dụng kinh nghiệm gì để có thể vượt qua căn bệnh?”
Trả lời câu hỏi của tôi, chị Cẩm Bào vui vẻ chia sẻ: “Trong những năm tôi đi điều trị, với kinh nghiệm của bản thân, tôi đã tìm ra được bí quyết “4 chữ T”. Với góc độ là người bệnh nhân, tôi luôn khuyên những người đồng bệnh phải phát huy được cái nội lực tự có của mình”.
Theo chị Bào, đầu tiên, người bệnh nhân phải có một tinh thần, ý chí, nghị lực, đối mặt với mặt căn bệnh; Thứ hai, phải biết tuân thủ những phác đồ điều trị của bác sỹ theo từng gia đoạn; Thứ ba phải có chế độ tập luyện thể thao khoa học, phù hợp với sức khỏe của bản thân; Và cuối cùng thứ tư là thực dưỡng.
“Người bệnh nhân bao giờ cũng có suy nghĩ kiêng kem, vì họ cho rằng mình ăn càng nhiều đồ bổ thì sẽ càng nuôi khối u phát triển. Với bản thân tôi, tôi luôn ăn cân đối đa dạng thực phẩm và ăn theo nhu cầu của mình để đảm bảo chất dinh dưỡng. Chính vì tinh thần lạc quan đó, cùng với sự kết hợp khoa học mà cân nặng của tôi không bị giảm sút quá nhiều so với các bệnh nhân khác”, chị Bào nói.
Chị Bào tâm sự, chị đã chứng kiến nhiều bệnh nhân sau khi nhận án tử đã lên mạng, hay các diễn đàn ung thư không uy tín để áp dụng những cách chữa, các bài thuốc dân gian mà không có cơ sở khoa học. Vì không đủ chi phí chữa bệnh, không tin tưởng phác đồ của các y bác sỹ mà chẳng những tiền mất mà còn tật mang, đến gần với “cửa tử” nhanh hơn.
Từ trải nghiệm kiến thức của bản thân, Chị Cẩm Bào chia sẻ, bệnh nhân thông thái cần phải biết tài liệu trên mạng, lời đồn thổi chỉ mang tính chất tham khảo, không áp dụng vào cơ thể mình khi chưa có ý kiến chỉ định của bác sỹ điều trị. Ngoài ra, phải biết chọn bác sĩ đúng chuyên khoa tại thời điểm mình đang điều trị để có lời tư vấn xác đáng nhất.
Nhà báo Cẩm Bào được những người đồng bệnh ưu ái gọi với cái tên “Bác sỹ hoa súng”.
Hàng ngày, bà mẹ tuổi tứ tuần lại phóng xe máy vào ngôi nhà Ung bướu trò chuyện với những người đồng bệnh, động viên, chia sẻ bí quyết sống vui sống khỏe mạnh của bản thân. Không chỉ kiên cường vượt qua mọi khó khăn bệnh tật, chị đã trở thành người tạo động lực rất lớn cho bệnh nhân ung thư, giúp họ chiến đấu và chiến thắng bạo bệnh để có thể sớm trở về nhà.
Tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội hầu như người nhà và bệnh nhân nào cũng biết đến và ưu ái gọi chị với cái tên “bác sĩ hoa súng” – người truyền cảm hứng sống.
Có lẽ chính bởi tâm niệm “ung thư không phải là dấu chấm hết” đã giúp cho hành trình chiến đấu với bệnh tật dài đằng đẵng của chị Cẩm Bào trở nên thật nhẹ nhàng và ý nghĩa.
Nhẹ nhàng chấp nhận những điều vốn không thể – làm bạn với ung thư. Nhẹ nhàng vượt qua mọi khó khăn để hạnh phúc cùng gia đình. Và nhẹ nhàng viết nên sự lạc quan qua những bí quyết kinh nghiệm, tâm huyết của bản thân để rồi thắp lên ngọn lửa của hy vọng, của sự sống.
Con đường chống ung thư của bà mẹ tuổi tứ tuần Cẩm Bào có lẽ vẫn phải làm bạn với những đợt truyền hóa chất, buồng bệnh, viên thuốc,…nhưng chắc chắn con đường ấy sẽ đầy hy vọng, niềm tin, tinh thần lạc quan, tiếng cười, tiếng hát và cả sự động viên, giúp đỡ của các y, bác sỹ, những người bạn đồng bệnh trong căn nhà thứ 2 mang tên “Bệnh viện Ung bướu Hà Nội”.
Nguyễn Hà
– Người phụ nữ ung thư khuyết vòng 1 và câu chuyện lan tỏa khát vọng sống
– 4 năm sống chung với Ung thư, phải cắt bỏ một bên vú phải, mới cách đây vài tháng còn ngồi xe lăn tưởng chừng không qua khỏi vì di căn xương chậu, ấy vậy mà người phụ nữ này đang là ngọn lửa truyền cảm hứng cho hàng trăm bệnh nhân ung thư bởi một tinh thần thép và nghị lực vượt qua bệnh tật.
Người phụ nữ lan tỏa khát khao sống
Men theo tầng 3 nhà C, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội để tham dự “bữa tiệc” sinh nhật nho nhỏ mà một bệnh nhân ung vú tổ chức cho các bệnh nhân cùng cảnh ngộ mới thấy không khí ở đây thật lạ.
Vừa bước vào buồng số 4, đã thấy một vài bệnh nhân đang lúi húi chỉnh trang bộ tóc giả, một số khác lại ríu rít khoe thỏi son mới, ai cũng sắc diện hồng hào, tươi tắn, thật khó để phân biệt được đâu là người nhà, đâu là bệnh nhân nếu chỉ đưa mắt nhìn qua.
Một người phụ nữ dáng người đậm đà, làn da hơi rám nắng, mái đầu lơ thơ tóc nhưng nụ cười thì rạng rỡ cùng chất giọng Huế ngọt ngào xông xáo sắp xếp chỗ ngồi, bắt nhịp cho cả phòng vỗ tay hát, đó là chị Trần Thị Cẩm Bào.
Trong khoa Nội I, chị thường được gọi vui là “người phụ nữ thép” vì ở chị luôn toát lên một tinh thần lạc quan hiếm có, hăng hái tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, lan tỏa tinh thần lạc quan cho bệnh nhân ung thư.
Đón nhận “án tử” một cách nhẹ nhàng
Nữ nhà báo Trần Thị Cẩm Bào từng là một cây viết xuất sắc tại tạp chí Tri Thức&Công nghệ, giữ chức Phó Ban Thư ký tòa soạn, đang ở thời kỳ sự đỉnh cao, ngòi bút sắc bén, thăng hoa, nhận được sự yêu mến rất lớn từ đồng nghiệp và độc giả, thì tin dữ ập đến.
“Cuối năm 2012, khi tắm bỗng thấy một vùng da ngực có màu hồng, nghi có chuyện chẳng lành, tôi đến ngay bệnh viện K để thăm khám. Hôm sau nhận được kết luận bị ung thư vú giai đoạn 2, có 20 hạch, trong đó 10 hạch đã di căn. Tôi còn nhớ như in, đó là ngày 15/12/2012” – giọng chị nghẹn ngào hơn khi nhắc đến biến cố cách đây 4 năm.
Chị kể, lúc ấy đầu óc chị trống rỗng, chẳng biết buồn hay vui. Nhưng rồi chị tự trấn an mình, bình thản đón nhận nó một cách nhẹ nhàng và coi đây như một ngã rẽ trong cuộc sống. Anh Phạm Trung Tâm, chồng chị Bào cũng vì thế mà dành nhiều thời gian bên vợ hơn. “Tôi sẽ cùng vợ chung tay chiến đấu với căn bệnh này. Cho dù cô ấy có phải cắt bỏ ngực hay bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, tôi cũng không vì thế mà thay đổi tình yêu của mình. Với tôi, việc cô ấy còn tồn tại quan trọng hơn tất cả” – anh Tâm bật khóc.
Thế rồi cuộc chiến dài đằng đẵng của hai vợ chồng trẻ nay bệnh viện K, mai bệnh viện ung bướu Hà Nội, bệnh viện TW Huế bắt đầu.
Tháng 1/2013, chị Cẩm Bào tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một bên vú phải tại bệnh viện K2 rồi chuyển sang bệnh viện TW Huế truyền 6 đợt hóa chất và 25 mũi xạ khiến cơ thể suy kiệt. “Tôi không ăn uống gì được, khó thở, cơ thể đau nhức, cái đầu trọc lốc, căng thẳng và giảm cân trầm trọng”.
Tháng 7/2013 chị được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định nhưng đến tháng 3/2016 tái khám định kỳ, nồng độ CA15-3 tăng lên quá mức, phát hiện di căn xương chậu, các bác sĩ chỉ định nhập viện ngay tức thì để tiến hành 18 lần truyền hóa chất khiến cơ thể đau nhức, tê liệt, phải đi lại bằng xe lăn.
Chị cười: “Lần thứ 2 tôi nghĩ chắc chắn mình không qua khỏi. Thế nhưng chính trong lúc tuyệt vọng nhất, chồng và con gái đã nắm chặt tay tôi suốt đêm, lúc ấy tôi biết mình chỉ có 1 lựa chọn là phải chiến đấu đến cùng vì chồng con”.
Bí quyết sống khỏe “4 chữ T”
Và chỉ 5 tháng sau sức khỏe chị Cẩm Bào đã ổn định trở lại. Chị nói: “Chứng kiến không ít bệnh nhân ra đi không phải vì ung thư mà do áp dụng những phương pháp thiếu căn cứ khoa học như uống lá đu đủ, xạ đen, xáo tam phân…gây viêm loét dạ dày nặng, hay phương pháp nhịn ăn mà họ gọi là “bỏ đói tế bào ung thư” khiến họ tử vong vì suy kiệt, tôi càng quyết tâm chia sẻ bí quyết của mình nhiều hơn nữa”.
Chị kể về bí quyết “4 chữ T” của mình: Chữ T thứ nhất là tinh thần: Cần giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ, không nên nghĩ ngợi quá nhiều về bệnh; chữ T thứ 2 là thể dục, thể thao; chữ T thứ 3 là thuốc: Thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của các y bác sỹ; chữ T thứ 4 là thảo dược: Trong quá trình hóa trị, xạ trị, cơ thể bệnh nhân thường gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, rụng tóc, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, lở loét…Chính vì thế việc lựa chọn một thảo dược giúp nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa trị, xạ trị là điều đặc biệt cần thiết. Chị cũng quan niệm việc lựa chọn các thực phẩm chức năng phải được nghiên cứu khoa học bài bản bởi các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu lớn để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
“Tôi may mắn có được người bạn thân làm công tác nghiên cứu khoa học là TS Hà Phương Thư, viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm KHCNVN. Cô ấy có nhiều năm học tập, công tác tại Nhật và Pháp, rất thành công với đề án “Nghiên cứu quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn hướng đích cấu trúc nano lên tế bào ung thư”. Trước khi đề án này được công bố hồi đầu tháng 10 tại Viện Hàn lâm KHCNVN thành sản phẩm CumarGold Kare, tôi đã được trải nghiệm trước gần 2 năm. Bây giờ thì chuyển sang uống hẳn CumarGold Kare, hiệu quả thật sự ngoài mong đợi”. Chị kể sau 18 đợt truyền hóa chất phải ngồi xe lăn, chị uống CumarGold Karevà vô cùng ngạc nhiên khi sau hóa trị cơ thể phục hồi nhanh, chị đi lại được không cần dùng xe lăn, tóc bắt đầu mọc trở lại, ăn uống ngon miệng hơn, tăng liền 2 kg, gia đình và các y bác sỹ vô cùng bất ngờ.
Chị chia sẻ, để chiến thắng bệnh tật, tinh thần và bí quyết phục hổi sức khoẻ là yếu tố quan trọng nhất. Với mong muốn lan toả ý chí, nghị lực và bí quyết lấy lại sức khoẻ, tinh thần sau hoá xạ trị, chị sẵn sàng chia sẻ cho tất cả bệnh nhân ung thư trong bệnh viện ung bướu Hà Nội. Chị Lâm Thị Nhu (Phú Xuyên, Hà Nội) tâm sự: “Câu chuyện chị Bào bước được từ chiếc xe lăn xuống là điều đáng kinh ngạc. Chị là tấm gương sáng về ý chí và niềm tin cho các chị em không may bị ung thư vú như chúng tôi. Bởi vậy mới nói, khi bạn còn niềm tin, bạn vẫn còn cơ hội sống”.
Để được chia sẻ thêm thông tin, độc giả liên hệ trực tiếp chị Trần Thị Cẩm Bào theo số 0165.441.6175 hoặc số điện thoại 1800.1796 để được tư vấn.
✽✽✽✽✽✽