Những người hùng chiến thắng ung thư – Tập 4
MỤC LỤC
- 1Nguyễn Thị Hiếu – Ung Thư Vú – Vũng Tàu
- 2Trần Hạnh Phúc – Ung Thư Máu – Hà Nội
- 3Lương Thị Hà – Ung Thư Xương – Bắc Giang
- 4Hoàng Thị Hồng Thảo – Ung Thư Vú – Hồ Chí Minh
- 5Ca sĩ Ái Vân – Ung Thư Vú – Hà Nội
- 6Diễn Viên Kim Phượng – Ung Thư Vú – Hồ Chí Minh
- 7Nguyễn Thị Hương – Ung Thư Vú – Hồ Chí Minh
- 8NSND Hoàng Cúc – Ung Thư Vú – Hà Nội
- 9Nguyễn Thị Phương – Ung Thư Tủy Sống – Nghệ An
- 10Ca sĩ Ý Lan – Ung Thư Vú – Hồ Chí Minh
- 11Nguyễn Ngọc Minh – Ung Thư Sarcoma Cơ Vân – Quảng Ninh
- 12Huỳnh Thị Kiều Thu – Ung Thư Vú – Hồ Chí Minh
- 13Châu Hoàng Tuyết Loan – Ung Thư Vòm Họng – Khánh Hòa
- 14Nguyễn Thị Tuyết – Ung Thư Vú – Hà Nội
- 15Bạch Thị Dung – Ung Thư Đại Tràng – Hà Nội
- 16Phạm Thị Tĩnh – Ung Thư Gan – Quãng Ngãi
- 17Phạm Quang Trung – Ung Thư Thực Quản – Hà Nội
- 18Trần Quân Vũ – Ung Thư Vòm Họng – Vũng Tàu
- 19Nguyễn Diệu Thúy – Ung Thư Tuyến Ức – Nam Định
- 20Lưu Khánh Hà – Ung Thư Não – Hà Nội
- 21Nguyễn Thị Hường – Ung Thư Phổi – Hà Nội
✽✽✽✽✽✽
Nguyễn Thị Hường – Ung Thư Phổi – Hà Nội
✽✽✽✽✽✽
– Cuộc chiến thầm lặng với ung thư của cô giáo Hà thành
Thứ Hai, ngày 28/08/2017
Mặc dù mang trong mình “án tử”, thế nhưng cô giáo Nguyễn Thị Hường (SN 1975, Thạch Thất, Hà Nội) vẫn lạc quan yêu đời và với tâm niệm: “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”.
Ngày định mệnh
Nhiều năm nay, người dân tại Thạch Thất ví chị như một cây xương rồng. Bởi, dù mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng chị luôn kiên cường, bình thản đón nhận những cơn đau.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Hường luôn nhắc đến phương chấm sống “ung thư không bao giờ là dấu chấm hết”. Chị kể rằng tháng 1/2015 chị được nghỉ dạy và hẹn một người bạn đi khám sức khỏe. Đến phòng khám trên đường Giải Phóng, sau khi khám xong các bác sĩ ở đây khuyên chị nên vào viện K khám lại càng sớm càng tốt.
“Về nhà tôi cũng suy nghĩ nhiều và hơi lo, nhưng hôm sau tôi vẫn lên lớp dạy 2 tiết đầu xong mới vào viện huyện Thạch Thất chụp X quang Phổi. Bác sĩ lập tức bảo tôi phải chuyển tuyến vì u phổi. Thực ra lúc đó tôi chỉ nghĩ là có u thì mổ xong là khỏi, có sao đâu.
Hôm sau anh trai đưa tôi xuống bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, bác sĩ kiểm tra và yêu cầu nhập viện luôn, lúc này tôi bắt đầu lo lắng thực sự. Vào phòng bệnh nhân, tôi phát hoảng vì toàn người không tóc hoặc có thì tóc như đàn ông. Tôi được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm, chụp cắt lớp vi tính. Và đặc biệt lấy sinh thiết khối u phổi, tôi sợ hãi vô cùng”, chị Hường tâm sự.
Sau khi khám các bác sĩ ở bệnh viện Ung Bướu Hà Nội kết luận chị bị ung thư phổi, giai đoạn cuối, di căn màng phổi, tràn dịch màng phổi. Khi nhận được kết quả, chị không tin vào tai mình, khóc không thành lời. Khi ấy, chị chỉ nghe thấy chồng bảo: “Có bệnh thì chữa em ạ! Anh cần em, các con cần em, em phải vững tâm để vào viện điều trị bệnh, Y học giờ phát triển hàng ngày mà, em sẽ khỏi!”.
Từ tuyệt vọng đến... hồi sinh
Nhìn chồng con, nước mắt chị cứ thế tuôn rơi, chị cứ ngỡ như đó là một giấc mơ. Vì, các con của chị đều đang tuổi ăn tuổi học, con trai đang học lớp 11, còn con gái đang học lớp 8. Rồi sẽ ra sao đây nếu chị không còn trên thế gian này?
Sau những ngày chìm đắm trong bi lụy, cuối cùng người phụ nữ này đã quyết định phải cố gắng sống vì chồng, vì con và vì các em học sinh thân yêu, chị đã vào viện điều trị.
“Bác sĩ lên phác đồ điều trị, tôi chủ yếu phải truyền hóa chất, không xạ trị được. Lần truyền hóa chất đầu tiên, tôi phải nhập viện cấp cứu vì tràn dịch phổi, ho nhiều, rồi lần 2, lần 3… hóa chất tàn phá cơ thể tôi, tóc rụng, chân tay mỏi rời, da xanh xám, thiếu máu, thường xuyên bị hạ bạch cầu.
Thời gian đó tôi như bị tự kỉ, không thích gặp ai, cũng chẳng nói chuyện với ai. Nhiều lúc tôi còn trốn lên chùa tụng kinh niệm phật cho quên nỗi khổ đau bệnh tật, cho tâm được an”, chị Hường chia sẻ.
Những ngày tiếp theo, chị phải nghỉ dạy để đi điều trị bệnh, phải tạm dừng công việc mà chị say mê yêu mến. Hàng ngày, không được đứng trên bục giảng, chị nhớ trường, nhớ lớp, cứ mỗi lần thấy học sinh đi học chị lại khóc.
Nhưng khi bình tâm trở lại người phụ nữ này nghĩ, nếu như chị suy sụp, chồng và con chị sẽ khổ nhất. Lúc nào 2 đứa con cũng len lén dò thái độ buồn hay vui của mẹ. Chồng đi làm về tuy mệt nhưng luôn hỏi: “Em ổn chứ, cố lên em!”. Vậy là chị đã tự vực mình dậy.
Nhớ lại những ngày tháng đó, chị Hường không giấu được cảm xúc: “Tôi hay lần mò trên mạng tìm hiểu chế độ ăn cho người bệnh ung thư rồi cố ăn uống để bổ sung dưỡng chất. Tôi tập thiền cho tâm bất loạn, tập khí công… Và tôi lại tiếp tục những ngày tháng truyền hóa chất, cứ 21 ngày một lần đều đặn.
Đến tháng 8/2016 tôi xin đi dạy, điều này trong mơ tôi cũng không dám nghĩ, chỉ nghĩ mình chết chắc với hóa chất chứ dạy dỗ sao được. Nhà trường luôn động viên và cũng bố trí cho tôi dạy. Vào những ngày truyền tôi lại xin nghỉ, khỏe tôi lại ra với lớp, với trường, tôi thấy mình vui hẳn lên và quên đi nỗi đau bệnh tật”.
Cứ thế, chị như được hồi sinh, chị đã biến tuyệt vọng thành hy vọng. Chị bảo: “Nếu cứ thấy ung thư mà suy sụp tinh thần có nghĩa là mình đã đầu hàng với nó. Tôi nghĩ rằng, ung thư không phải là “án tử”, mọi người nên bỏ suy nghĩ đó đi. Hãy yên tâm chữa bệnh vì bên cạnh chúng ta còn có người thân động viên, giúp đỡ”.
Hiện giờ, chị đã lạc quan, lấy lại niềm tin trong cuộc sống và hơn hết, chị luôn đi gặp những người đang mắc “án tử” để nói với họ: “Ung thư không phải là dấu chấm hết”.
https://baomoi.com/cuoc-chien-tham-lang-voi-ung-thu-cua-co-giao-ha-thanh/c/23135183.epi
– Cô giáo mắc ung thư tiết lộ lý do chồng không ở bên thường xuyên
28/09/2017 15:03
Hơn ai hết chị luôn hiểu, anh là “hậu phương” vững chắc để chhij chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác.
Từng viết về chị, một người phụ nữ mang trong mình “án tử” nhưng vẫn lạc quan yêu đời. Có điều khiến tôi luôn thắc mắc, tại sao trong hành trình chiến đấu ung thư tại bệnh viện của chị không hề thấy bóng dáng chồng đâu. Nghe vậy chị chỉ cười “anh ấy là người hiếm có”.
Câu nói của cô giáo Hà Thành Nguyễn Thị Hường (SN 1975, Thạch Thất, Hà Nội) càng thôi thúc tôi muốn biết rõ hơn chồng chị – anh Nguyễn Văn Bích (SN 1969). Nhưng chị bảo, anh Bích là người ít nói, ít khi “tặng” vợ những lời hoa mỹ. Điều anh dành cho chị chính là sự quan tâm, chân thành và một tình yêu không gì sánh được.
Chị Hường kể, sau khi phát hiện ra mình bị ung thư, chị có thời gian suy sụp, thậm chí muốn tìm đến cái chết. Nhưng, nhìn thấy các con đang ngày khôn lớn, trưởng thành chị lại bản lĩnh, mạnh mẽ hơn và bước vào cuộc chiến chống ung thư.
Tuy nhiên, những bệnh nhân tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, thấy rất ít lần chị được chồng đưa đi hoặc ở lại chăm sóc vợ, chia sẻ cùng vợ những cơn đau. Họ chỉ thấy hình ảnh một người phụ nữ kiên cường, nở nụ cười lạc quan một mình bắt xe ôm đến viện. Có lần, chị được em trai hoặc người nhà mình đưa đi.
“Chắc lúc ấy mọi người đều thắc mắc vì sao không thấy chồng tôi đâu. Hay vì tôi bị bệnh nên anh không còn yêu thương tôi nữa. Khi ấy tôi chỉ kể cho họ nghe về khoảng thời gian của hai vợ chồng. Như thế thôi là họ đủ hiểu chồng tôi là người như thế nào”.
Cũng theo lời chị Hường, chồng chị là giáo viên dạy trường làng. Anh giản dị, chân thành và là người hiếm có trên đời. Anh chị đang sống bình yên trong ngôi nhà thì bỗng chốc mọi thứ bị đảo lộn vì căn bệnh ung thư quái ác. Chị bị ung thư phổi giai đoạn cuối, việc điều trị vô cùng khó khăn. Nghe đến đây, mọi thứ như sụp đổ dưới chân. Nhưng lúc chị rơi vào tuyệt vọng thì chồng chị đã “tặng” thêm cho chị sự nghị lực, bản lĩnh và niềm tin.
Nhờ có sự đồng viên của chồng chị thấy ung thư không còn đáng sợ nữa.
Anh thường dùng hành động của mình để chứng tỏ sự quan tâm với vợ. Khi ấy, chị phải có trách nhiệm chữa bệnh, còn anh sẽ chịu trách nhiệm kiếm tiền, chăm con. Bởi, với anh, phải có tiền mới đưa chị đi viện điều trị, có tiền mới mua được thuốc giúp chị giảm những cơn đau. Khi ấy, cuộc sống mới có thể trở lại bình thường. Hai đứa con sẽ không suy nghĩ, ảnh hưởng đến học tập. Vợ chồng phải cùng nhau quyết tâm thì mới vượt qua được mọi thứ!
Chị Hường kể: “Từ ngày tôi đi bệnh viện điều trị, một mình anh lo chi phí cho bệnh của tôi, chi phí ăn học cho 2 con. Không những thế, những việc trong gia đình từ chăm sóc bố mẹ, nấu nướng, giặt giũ một tay anh làm hết…Anh vất vả cả ngày, nghỉ ngơi là dành thời gian động viên vợ. Đó cũng là lý do anh ít khi đưa tôi đi viện hay ở viện lâu để chăm sóc tôi. Nhưng hơn ai hết tôi hiểu, anh đang là “hậu phương” vững chắc để tôi chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác và giữ chắc cuộc sống gia đình”.
Nói đến đây, chị cười hạnh phúc, vì với chị, dù có bị căn bệnh ung thư quái ác đang ngày đêm hành hạ nhưng có một người chồng luôn trao cho chị niềm tin, bản lĩnh thì chị cũng sẽ chống chọi đến cùng.
Kết thúc cuộc trò chuyện với chúng tôi, chị nói chị phải cảm ơn cách yêu thương mà chồng đã dành cho chị. Bởi, nhờ có tình yêu ấy, chị đã có thêm tinh thần lạc quan, niềm tin trong cuộc sống.
Mai Hằng
https://baomoi.com/co-giao-mac-ung-thu-tiet-lo-ly-do-chong-khong-o-ben-thuong-xuyen/c/23402588.epi
– Ai cũng hỏi: Sao chị điều trị ung thư, mà rất ít thấy chồng?
Ngày 17/04/2017
Đó là chị Nguyễn Thị Hường, 42 tuổi, giáo viên dạy văn, còn chồng chị – anh Nguyễn Văn Bích, 48 tuổi, giáo viên dạy toán tại Thạch Thất, Hà Nội. Chị đã trải qua một thời gian dài tưởng chừng “bỏ cuộc” nhưng phép màu đã đến với chị.
Và đây là sự thật!
Ở Khoa Nội 1 – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, hơn 2 năm nay có một người phụ nữ vẫn đi về đều đều thực hiện việc hóa trị và điều trị bệnh ung thư. Chị có vẻ kiên cường và lạc quan hơn hẳn nhiều bệnh nhân khác. Nhưng mọi người gần như không thấy hoặc rất ít thấy chị được chồng đưa đi, hoặc ở lại chăm sóc như những người chồng khác. Khi thì chị tự bắt xe ôm, khi thì taxi, lúc lại do cậu em trai hay người nhà đưa đi. Mọi người ít nhiều đều nghĩ, có khi chồng chị không yêu thương chị nhiều như những người khác.
Mọi người hỏi, chị chỉ cười, nói “Anh ý bận”.
Rồi chị kể về cuộc đời mình, về những biến cố khi bị ung thư và về người chồng của mình.
Chị là Nguyễn Thị Hường, 42 tuổi, giáo viên dạy văn, còn chồng chị – anh Nguyễn Văn Bích, 48 tuổi, giáo viên dạy toán tại Thạch Thất, Hà Nội.
Anh chị kết hôn đã gần 20 năm, cuộc sống của 2 người “giáo viên làng” tuy không dư giả nhưng cũng đủ để chăm lo cho các con ăn học. Hạnh phúc với anh chị là mong sao vợ chồng khỏe mạnh, được làm nghề giáo mà cả 2 cùng yêu thích, nuôi dạy 2 đứa con 1 trai, 1 gái khỏe mạnh ngoan ngoãn.
Thế nhưng, cuộc sống đôi khi chớ trêu, Sinh – Lão – Bệnh – Tử có ai biết được trước. Năm 2015, trong một lần đưa người bạn đi khám bệnh, chị tranh thủ khám tổng quát xem sức khỏe như thế nào, thì nhận được tin sét đánh ngang tai, bác sĩ bảo chị nên đi xét nghiệm ung thư… Chị nào có tin, chị nghĩ mình khỏe thế này, ăn uống sinh hoạt điều độ cơ mà… Thế nhưng chị cũng bắt đầu lo lắng, rồi chị đi khám, đi xét nghiệm và kết quả là chị bị “Ung thư phổi giai đoạn muộn, có nhiều nang hạch, tràn dịch màng phổi, kích thước khối u hơn 6 cm”. Chị suy sụp, cảm tưởng mình không thể đứng dậy được… Chồng chị cũng vậy, anh không thể tưởng tượng ra ung thư lại rơi vào vợ mình, với anh chị, ung thư có nghĩa là tử hình, là cái chết.
Bác sỹ nói chị phải hóa trị, không thể phẫu thuật và xạ trị do khối u nằm gần tim… Chị đau đớn và không tin mình sẽ vượt qua được, chị sợ tới bệnh viện, sợ nhìn thấy những người giống mình, mặc những chiếc áo bệnh nhân, với những cái đầu trọc do tác dụng phụ của hóa – xạ trị…
Bạn bè, học trò, người thân nghe tin tới thăm chị lại càng sợ…Chị thấy đồng hồ sinh mạng mình đang đếm ngược, chị thương con đang tuổi dở dang, một đứa mới học lớp 8, một đứa học lớp 11, rồi chúng sẽ ra sao…
Cuộc sống bỗng chốc bị đảo lộn, chính lúc đó – chồng chị, người thầy giáo dạy Toán đầy bản lĩnh và nghị lực nói với chị: “Anh cần em, các con cần em, em phải cố gắng, có bệnh thì chữa, anh sẽ lo chữa bệnh cho em bằng y học hiện đại”. Chị có thêm niềm tin, từ đó chị tuân thủ phác đồ điều trị hóa trị của bác sỹ hoàn toàn, dù nhiều lúc đau đớn, có lúc bạch cầu tụt phải đi cấp cứu do tác dụng phụ của hóa trị, chị không ăn uống được… Hai vợ chồng chị dùng đủ loại thuốc kèm theo để giảm tác dụng phụ, tăng sức đề kháng mà không ăn thua. Rồi chị được người bạn học cấp 3 tới thăm, tặng cho mấy hộp thuốc, anh cũng là người thuyết phục chị dùng thường xuyên, có niềm tin nên chị uống, thấy sức khỏe khá lên dần, tác dụng phụ của hóa trị giảm hẳn, chị ăn ngon miệng hơn.
Chị bảo, nhờ chồng hết đấy, anh phân chia khoa học lắm, anh bảo em chịu trách nhiệm chữa bệnh, anh chịu trách nhiệm kiếm tiền, chăm con…Anh bảo muốn chữa bệnh, đầu tiên là phải ổn định cuộc sống, giữ cho cân bằng, mọi thứ như bình thường, chứ đảo lộn là hỏng hết, con cái học hành dở dang, rồi sinh ra tâm lý vợ chồng chán nản, sao mà chữa bệnh được. Chị kể: “Anh ấy sắp xếp cuộc sống hệt như cách sắp xếp cuộc sống thời chiến, khoa học và bản lĩnh”. Từ khi chị bệnh, anh tăng cường đi làm thêm cả ngày tới tối. Một mình anh lo chi phí điều trị bệnh cho chị, chi phí ăn học cho 2 con, lo việc đối nội đối ngoại và làm thay chị hết mọi việc trong gia đình từ nấu nướng, giặt giũ…Đó cũng là lý do anh ít khi đưa chị ra Viện và ở lại chăm sóc chị được, nhưng ai biết, anh chính là chỗ dựa, là trụ cột và là “hậu phương” tốt nhất cho chị chiến đấu với căn bệnh ung thư và 2 con chị học tập tốt.
Giờ đây, sau hơn 2 năm, chị cứ tuân thủ phác đồ điều trị hóa trị của bác sỹ và uống ngày 6-8 viên thuốc thì sức khỏe chị đã tốt hơn hẳn. Tháng 01/2017, chị đi xét nghiệm thì khối u chỉ còn 3cm, hết dịch màng phổi, các hạch nang cũng không còn. Còn 2 con chị, cháu gái nhỏ đã vào lớp chuyên Hóa của Trường chuyên Đại học Sự phạm, cháu trai lớn thì đang là sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Dược Hà Nội.
Chị nói chị phải cảm ơn chồng chị nhiều lắm, anh chính là người mang lại niềm tin, chỗ dựa vững chắc nhất cho chị. Đúng là yêu thương thì có nhiều cách, chưa hẳn cứ đưa tới Viện, cứ ngồi bên cạnh mới là yêu thương. Yêu thương như cách của anh thì thật đáng nể, thật khoa học và thật bản lĩnh. Nhờ có anh, bây giờ chị lạc quan lắm, chị bảo chị sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm điều trị ung thư với các bệnh nhân khác, với chị “ung thư không phải dấu chấm hết”, mà ung thư chính là sự bắt đầu, bắt đầu chiến đầu để vượt qua nó.
– Cô giáo ung thư phổi học cách lạc quan bằng thơ
Chuẩn bị chu đáo để ra đi vì bệnh ung thư phổi di căn, chị Nguyễn Thị Hường không nghĩ sau gần 5 năm còn được cùng chồng chờ những giò phong lan nở.
Sáng chủ nhật hanh hao nắng, trong khoảng sân nhỏ trước căn nhà hai tầng ở thôn Thái Hòa, Bình Phú, Thạch Thất, Hà Nội, chị Hường đứng ngắm chồng tưới cây. “Với những người phụ nữ khác, không gian ấy không có gì đặc biệt. Song với một người vợ được bác sĩ thông báo bị ung thư phổi giai đoạn cuối, chỉ có thể kéo dài sự sống 9 tháng thì khoảng thời gian này đáng quý không tiền nào mua được”.
“Tôi dạy Văn, chồng dạy Toán, cuộc sống của đôi ‘giáo viên làng’ vốn bình yên với ước mơ nuôi dạy hai đứa con trưởng thành. Xây xong ngôi nhà, tưởng chừng chỉ vài năm nữa là an nhàn nhưng bệnh tật đến không báo trước”. Chị kể, lúm đồng tiền tròn xoe, giọng khàn đặc và mắt mở to nhưng ngấn nước.
Hành lý cho chuyến đi xa nhất
Đầu năm 2015, chị Nguyễn Thị Hường đưa người thân đi khám bệnh, tình cờ kiểm tra sức khoẻ thì phát hiện một khối u ở phổi. Chị tiếp tục làm các xét nghiệm tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, được thông báo mình mắc bệnh ung thư phổi, tế bào biểu mô tuyến, giai đoạn 4, đã có dịch màng phổi và hạch trung thất. “Sau hơn 4 năm, nhớ lại khoảnh khắc được bác sỹ thông báo bệnh và chỉ định truyền hoá chất, tôi vẫn thấy rùng mình. Tôi nhớ như in bác sĩ nói: Cố gắng thì kéo dài được 9 tháng. Khoảng thời gian ấy không đủ để nhìn con trai vào đại học, con gái lên cấp 3”, chị Hường nhớ lại.
Lúc đó, chồng chị – anh Nguyễn Văn Bích ngồi bên nắm chặt tay vợ, khẩn cầu bác sĩ: “9 tháng hay 3 tháng cũng phải chữa. Chúng tôi sẽ kiên trì theo phác đồ của bệnh viện”. Giọng nói cương nghị và cái siết tay của chồng đã kéo chị dậy. Chị không cho phép mình gục ngã.
Những ngày chữa bệnh sau đó, gia đình chị chia làm “hai phe”, mỗi phe một nhiệm vụ. Chồng lo kinh tế, chăm sóc các con, còn vợ nhận nhiệm vụ chữa bệnh, ai cũng phải làm cho thật tốt để người kia yên tâm.
Những lần truyền hoá chất đau đớn tưởng như chết đi sống lại giúp chị Hường vượt qua được mốc 9 tháng rồi 1 năm, 2 năm. Khi con trai thi đỗ Đại học Dược với ước mơ tìm ra loại thuốc chữa bệnh ung thư phổi, chị chỉ mong có thể kéo dài thời gian để nhìn con gái bước chân vào giảng đường. Nhưng năm 2018, chị thường xuyên chóng mặt biểu hiện báo hiệu khối u đã di căn não.
“Tôi quyết tâm tiếp tục chữa bệnh bằng mọi cách. Từ xạ phẫu, điều trị hoá chất đến xạ gama nhưng khối u vẫn lì lợm lớn lên. Trong những đợt xạ trị, tôi lên cơn co giật, có lần phải cấp cứu khẩn cấp vì máu phun từ đầu ra ướt đẫm quần áo, thấm đỏ ga giường”.
Không còn hi vọng nữa, chị Hường về nhà với suy nghĩ: Những ngày cuối cùng chắc chắn sẽ rất bận rộn. Lấy hết sức lực, chị dọn dẹp nhà cửa, thu vén từng cái bát, xoong nồi đến quần áo cho chồng và hai con. Phần mình, chị cũng chuẩn bị đủ quần áo, hành lý cho chuyến đi xa nhất của cuộc đời. “Tôi chỉ cầu mong có thể chờ vài tháng nữa, con gái vào Đại học Sư phạm, thực hiện giấc mơ theo nghiệp bố mẹ”.
Sức sống của hoa phong lan
Không còn áp lực phải chữa bệnh bằng mọi giá, cũng không còn đau đớn vì hoá, xạ trị, chị Hường trở lại nhịp sống như những ngày chưa bệnh. Chỉ khác là: “Chuyến xe rời cõi tạm có thể ghé qua nhà, đón tôi đi bất cứ lúc nào”.
Anh Bích thường xuyên tìm đọc các bài tập rèn thể lực, thực đơn dinh dưỡng cân đối cho vợ. Hai anh chị tự hiểu: sẽ bên nhau những ngày cuối thật thanh thản, vui vẻ. Trong khoảng thời gian đó, anh Bích có nhớ đến một loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ dành cho bệnh nhân ung thư mà vợ được bạn tặng hai năm trước.
“Tôi nhớ thời điểm đó vợ dùng sản phẩm thấy sức khoẻ khá hơn, không còn quá đau đớn do tác dụng phụ của hoá chất, đủ sức khỏe quay lại bệnh viện tiếp tục phác đồ điều trị sau khi phải cấp cứu vì tụt bạch cầu. Tôi tìm kiếm thông tin mới nhớ ra là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Gen K. Đọc kỹ, tôi thấy GenK là sản phẩm từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, có hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp, không chỉ giúp giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị mà còn giúp người bệnh ung thư cải thiện sức khoẻ. Thấy sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép tôi an tâm mua cho vợ dùng”.
5h sáng hàng ngày, anh Bích gọi chị Hường dậy đi bộ với đôi chân bước thấp bước cao, di chứng sau thời gian liệt nửa người vì hoá chất. Bữa sáng, trưa, tối, anh cũng chăm lo để vợ ăn uống đủ chất. Ngoài ra, chị Hường chưa bao giờ quên uống GenK. Chị vừa thương vừa bực tính cẩn thận của chồng: “Anh ấy theo dõi lịch sinh hoạt, ăn uống của tôi tỉ mỉ, chi tiết như giải toán cho học sinh vậy. Tôi không khoẻ mạnh là có lỗi với chồng”.
Vốn là người chỉ biết đến các con số, trước đây anh Bích không quan tâm đến cây cảnh, hoa lá. Vậy mà từ Tết ra, anh bắt đầu trồng lan. Những giò lan ngày một nhiều lên trong sân vườn khiến chị Hường và hai con đều bất ngờ, hỏi thế nào anh cũng không chịu nói.
Một buổi sáng khi vợ nhắc về chuyến đi xa không ai mong đợi, anh chỉ bình thản nói: “Các loài hoa lan có sức sống mãnh liệt. Lan có thể sống trên kẽ đá, trên cây đang sinh trưởng, cây đã mục khô, thảm thực vật đã mục nát như phong lan hoặc có thể sống trên đất như địa lan. Anh học trồng lan là vì thế”.
Mỗi lần nghĩ đến chuyến đi xa, chị Hường thường tưới lan, nhớ về câu nói của chồng và mong cây sớm ra hoa.
Thơ cho riêng mình
Từ giữa năm 2018, khi bắt đầu có dấu hiệu di căn não, trang giáo án, bục giảng trở thành ký ức với cô giáo dạy văn Nguyễn Thị Hường. Chị chỉ còn đọc bệnh án, tên thuốc, số lần hoá trị và xa dần những trang văn, bài thơ. Rất nhiều lần chị chia sẻ với đồng nghiệp cũ, anh chị em cùng bị bệnh về nỗi nhớ thơ văn.
“Mọi người thương nên gửi rất nhiều bài thơ động viên tôi. Trong số những trang viết đầy tính khích lệ mà tôi nhận được, có một bài thơ ví tôi như một con ếch điếc. Chú ếch bị rơi xuống giếng, không thể nghe thấy đồng loại đang hét lên rằng không thể và không bao giờ nhảy được lên mặt giếng đâu nên cứ cần mẫn từng ngày từng ngày nỗ lực. Sau bao phen nhảy lên rồi ngã xuống, nó đã tìm được cách để lên tới mặt giếng”.
Chị Hường tìm thấy niềm hân hoan trong những trang thơ: “Cái không gian trong veo nồng ầm ấy, tôi thuộc về nó. Mỗi lần nhớ đến chuyến đi xa, tôi lại đọc cho chồng nghe vần thơ: Tâm quyết với chí bền/ Ếch cố sức nhảy lên/ Không quản ngày hay đêm/ Lạc quan thêm sức mạnh/ Cho ếch già đôi cánh/ Đời đôi khi phải là/ Như một con ếch điếc”.
Chị không còn chuẩn bị quá nhiều hành lý cho chuyến đi xa của mình vì tự nhủ, sự chuẩn bị tốt nhất là là cho đi yêu thương và nhận lại yêu thương. Người vợ đã bước sang tuổi 50 nâng niu từng ngày mình còn được sống, còn được hiện diện trên trần gian, trân quý mỗi phút giây bên gia đình, chồng con, bè bạn.
https://vnexpress.net/co-giao-ung-thu-phoi-hoc-cach-lac-quan-bang-tho-4010412.html
https://vnexpress.net/gia-dinh-benh-nhan-ung-thu-chia-se-cau-chuyen-vuot-kho-4122537.html
✽✽✽✽✽✽