Những người hùng chiến thắng ung thư – Tập 5

MỤC LỤC

Giọng:

✽✽✽✽✽✽

Nguyễn Tiến Phương – Ung Thư Phổi – Phú Thọ

✽✽✽✽✽✽

– Bí quyết thoát bệnh ung thư phổi nhờ kiên trì ngồi thiền dưỡng sinh trường sinh học

– Đầu năm 2010, thấy sức khỏe có dấu hiệu bất thường ông Nguyễn Tiến Phương (Sinh năm 1960, trú tại Khu 9 – xã Sai Nga – huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ) đi viện khám và bàng hoàng nhận kết quả mình bị u phổi, thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến liệt hàm, rụt lưỡi. Mọi hy vọng dường như sụp đổ trước mắt khi ông nhận được cái lắc đầu của bác sỹ và câu trả lời không tiếp nhận điều trị từ phía bệnh viện. Trở về nhà, sức khỏe ông Phương nhanh chóng yếu đi vì tâm lý chán nản khi bệnh tình tiến triển không thể kiểm soát. Khi đã xác định tinh thần sẽ khó có thể sống được thì thần may mắn đã mỉm cười với ông và điều kỳ diệu đã xảy ra…

Thuê xe ôm đi học thiền

Căn nhà cấp 4 khang trang nằm cuối con ngõ nhỏ với vườn hoa trái xum xuê là nơi cư ngụ của gia đình ông Nguyễn Tiến Phương. Nhìn ông vui vẻ, niềm nở tiếp khách chẳng ai nghĩ rằng ông đã từng là một bệnh nhân mắc bệnh nan y, phải trải qua một quãng thời gian đen tối và đầy khó khăn trong cuộc đời.

Ông Phương chia sẻ: “Thời điểm năm 2010, hai vợ chồng tôi quyết định xây nhà sau bao năm làm đủ thứ nghề, vất vả tích cóp. Nhà đang xây dở dang, các con đang tuổi ăn học, kinh tế thiếu thốn thì tôi hay tin mình đổ bệnh. Đang là người mạnh khỏe, tôi thấy mình yếu đi nhanh chóng. Thời gian đầu nghĩ chắc do làm nhà nhiều việc nên sinh ra, chủ quan không đi khám. Để một thời gian sau thì ăn uống không được, thuốc thang không giảm, thậm chí không đi lại được nên người nhà đưa đi kiểm tra. Ban đầu đi khám tư nhân, sau khi có kết quả các bác sỹ khuyên nên đến viện K (Hà Nội) kiểm tra cho chắc chắn. Nghe vậy, hai vợ chồng không khỏi lo lắng, lập tức thu xếp khăn gói lên Hà Nội khám bệnh. Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần cho trường hợp xấu nhất nhưng tôi vẫn bị sốc khi nghe kết luận từ bác sỹ. Họ kết luận tôi bị u phổi và bị thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến liệt hàm, rụt lưỡi. Càng sốc hơn khi hai vợ chồng hỏi về hướng điều trị thì nhận được cái lắc đầu của bác sỹ”.

Trở về nhà sau đợt khám bệnh, tâm lý chán nản nên ông Phương yếu đi nhanh chóng, mất ngủ triền miên, không ăn uống, không đi lại được, sụt cả chục kg. Vợ con thấy vậy xót lắm, chỉ biết động viên cố gắng, kiên trì. Thấy ai mách ở đâu có thuốc thang gì hay là lại tìm đến hỏi han, cắt về sắc cho ông uống. Thậm chí lên tận Yên Bái tìm thầy, tìm thuốc, ở lại châm cứu cả tuần trên đó. Vậy mà bệnh tình không những không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng, xấu đi. Trong lúc đó, nhà cửa chưa xây xong, mọi thứ cứ ngổn ngang. Con cái học hành tốn kém, bệnh tật thì nặng… Tất cả mọi khó khăn như dồn đến, bủa vây tứ phía khiến người đàn ông mạnh mẽ, vốn là trụ cột gia đình nản chí, muốn gục ngã.

Thấy vợ con vất vả vì mình, bệnh tật thì có xu hướng xấu đi nên ông càng mệt mỏi và muốn buông xuôi. Khi xác định tinh thần tạm biệt mọi thứ thì may mắn đã mỉm cười khi ông được người cháu giới thiệu đi học môn thiền. Như “người sắp chết đuối vớ được cọc” ông không ngần ngại đăng ký đi học lớp thiền mở trong thời gian sớm nhất. Vì lớp học thiền khá gần nhà nên ông Phương cố đi bằng xe đạp. Buổi đầu tiên chưa đến được lớp thì ông bị ngã, không đứng lên được, may có người gần nhà nhìn thấy đưa về. Sau hôm đó, vợ con khuyên thôi không đi nữa nhưng ông nhất quyết không nghe, đòi đi học bằng được. Thấy ông quyết tâm, gia đình đành nhượng bộ. Vì bận đi làm nên các con thuê xe ôm trở bố đến trường học cả tuần. Nhờ quyết tâm và nỗ lực, ông Phương đã vượt qua đau đớn để tạo ra kỳ tích cho cuộc đời mình.

Nỗ lực không mệt mỏi và thành quả ngọt ngào.

Thời gian đầu đi học, ông Phương luôn cần người hỗ trợ. Lên xuống bậc thang dù thấp cũng phải có 2 người dìu, ngồi thiền thì phải có người ngồi sau đỡ cho khỏi ngã. Mọi người trong câu lạc bộ không nề hà mà luôn vui vẻ, thay phiên nhau hỗ trợ cho ông và những người bị bệnh nặng. Chính vì những tình cảm tốt đẹp đó và khát khao được sống luôn cháy bỏng nên ông Phương quyết tâm ngồi bằng được.

Cảm giác đau đớn những ngày đầu tập luyện vẫn in sâu trong tâm trí ông Phương. Còn nhớ gần một tuần ngồi thiền ông không thể ngẩng đầu lên nổi vì quá đau. Giảng huấn nhắc ngồi thẳng lên, ông cố gắng nhưng cũng chỉ được một lát rồi lại gục xuống. Đau đớn là vậy nhưng ông Phương cố nuốt nước mắt, tăng số giờ ngồi lên theo thời gian. Rồi mọi chuyện dần dần ổn hơn, sau mỗi buổi học ông lại thấy trong người khác đi, những cơn đau giảm dần rồi mất hẳn. 3 tháng sau, ông Phương quay lại trường thì mọi người không nhận ra. Từ một người gầy gò, xanh xao, không sức sống ông đã khở mạnh trở lại, hồng hào, tinh thần vui tươi.

Thời điểm hiện tại, ông Phương đã ngồi thiền được 6 năm, đã học lên đến cấp 4 và vẫn kiên trì, đều đặn ngồi 3 lần trên ngày, mỗi lần 1 tiếng. Sức khỏe ông Phương đã trở lại bình thường, ăn uống được, ngủ sâu giấc, cân nặng trở về mức trước khi bị bệnh. Đến bệnh viện kiểm tra lại, các bac sỹ cũng hết sức bất ngờ khi thấy các khối u của ông không bị di căn, nằm im và có dấu hiệu teo nhỏ lại. Bệnh thoát hóa đốt cột sống không khỏi hoàn toàn những cũng đỡ được khoảng 70-80%, những cơn đau đớn không còn dữ dội như trước, người nhẹ nhõm và thanh thản. Từ một người “thập tử nhất sinh” không thể làm được bất cứ việc gì, đi lại cũng cần có người hỗ trợ nhờ kiên trì ngồi thiền ông Phương hồi sinh một cách kỳ lạ. Không chỉ đi lại được bình thường, ông còn làm được cả những việc nặng, hỗ trợ cho vợ con. Từ một người tâm lý chán chường, sau khi học thiền ông trỏe nên lạc quan, luôn vui vẻ và có thái độ sống tích cực. Bệnh tật thuyên giảm khiến ông ngày càng tin tưởng hơn vào môn học và kiên trì tập luyện mỗi ngày.

Ông Phương xúc động chia sẻ thêm: “Tôi rất biết ơn vợ con vì đã luôn ở bên cạnh, động viên và chia sẻ trong quãng thời gian mà tôi đau đớn, suy sụp nhất. Cũng cảm ơn người đã đưa tôi đến với thiền, nhờ môn học này tôi mới có thể trở về từ cõi chết. Tôi tha thiết mong muốn sẽ có nhiều người biết đến môn học này hơn nữa để cơ hội sống sẽ đến với họ- những người có bệnh hiểm nghèo và hoàn cảnh khó khăn như tôi. Học thiền và theo được thiền cũng cần phải có cái duyên, khi theo học rồi phải nỗ lực, phải kiên trì không được bỏ cuộc giữa chừng, chỉ như vậy mới có hiệu quả, mới chữa được bệnh để sống khỏe mạnh. Vì thấy môn học này thực sự quá hiệu quả và nhân văn nên tôi cũng giới thiệu anh em họ hàng 2 bên theo học. Hiện tại nhà tôi đi học khá đông, ai cũng hài lòng và quyết tâm sẽ kiên trì ngồi thiền. Thấy mọi người khỏe mạnh trở lại tôi vui lắm. Sức khỏe là vốn quý mà, có sức khỏe là có tất cả”…

Theo Phan Giang- Đỗ Chang (Gia đình & Pháp luật)

http://www.truongsinhhoc.com/2016/05/bi-quyet-thoat-benh-ung-thu-phoi-nho-kien-tri-ngoi-thien-duong-sinh-truong-sinh-hoc.html

✽✽✽✽✽✽