Những người hùng chiến thắng ung thư – Tập 5
MỤC LỤC
- 1Vũ Thị Ngọc Ánh – Ung Thư Máu – Quảng Ninh
- 2Hoàng Diệu Thuần – Ung Thư Máu – Nghệ An
- 3Nguyễn Trí Hải – Ung Thư Gan – Quảng Trị
- 4Nguyễn Minh Tuấn – Ung Thư Phổi – Hà Nội
- 5Phạm Viết Hồng Lam – Ung Thư Vòm Họng – Hà Nội
- 6Nguyễn Minh Thu – Ung Thư Tử Cung – Hà Nội
- 7Nguyễn Thị Ánh Hoa – Ung Thư Tử Cung – Hồ Chí Minh
- 8Hoàng Thị Vũ – Ung Thư Tủy Sống – Bình Định
- 9Nguyễn Thị Phú – Ung Thư Dạ Dày – Phú Thọ
- 10Trần Quốc Bình – Ung Thư Gan – Phú Thọ
- 11Nguyễn Tiến Phương – Ung Thư Phổi – Phú Thọ
- 12Nguyễn Thị Lan – Ung Thư Vú – Hà Nội
- 13Cao Thành Đức – Ung Thư Xương – Nam Định
- 14Nguyễn Văn Ngọc – Ung Thư Dạ Dày – Hà Nam
- 15Hồ Thị Thu – Ung Thư Vú – Bình Định
- 16Nguyễn Thị Hòa – Ung Thư Vòm Họng – Hà Nội
- 17Trần Văn Hái – Ung Thư Vòm Họng – Nam Định
- 18Sư Cô Thục Hiền – Ung Thư Vòm Họng – Nam Định
- 19Bác Sĩ Nguyễn Lê – Ung Thư Gan – Hà Nội
- 20PGS.TS Đỗ Quốc Hùng – Ung Thư Phổi – Hà Nội
- 21Đinh Thị Thu – 3 Bệnh Ung Thư – Hà Nội
- 22Vũ Thiện Phi – Ung Thư Trực Tràng – Nam Định
- 23Lâm Tiến Bình – Ung Thư Máu – Lạng Sơn
- 24Trần Văn Hy – Ung Thư Thực Quản – Hồ Chí Minh
- 25Ngô Ngọc Chạy – Ung Thư Gan – Bến Tre
- 26Nguyễn Hoàng Tuấn Phát – Ung Thư Tuyến Tụy – Bình Dương
- 27Nguyễn Ngọc Phát – Ung Thư Phổi – Bình Dương
- 28Cao Thị Hữu – Ung Thư Thận – Hồ Chí Minh
✽✽✽✽✽✽
Sư Cô Thục Hiền – Ung Thư Vòm Họng – Nam Định
✽✽✽✽✽✽
– Chuyện một sư cô tập luyện Trường Sinh học thoát bệnh ung thư
Thứ tư – 17/12/2014 05:09
Sáu năm trước, sư cô Thục Hiền bị ung thư vòm họng, cổ họng luôn trong tình trạng đau rát, nói và ăn uống đếu rất khó. Sư cô đã rơi vào tuyệt vọng và nghĩ đến điều xấu nhất khi bệnh tình của sư cô ngày càng trở nặng. Trong lúc ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh nhất, sư cô được một người mách bảo, động viên tập thử môn dưỡng sinh Trường Sinh học. Nghĩ rằng “còn nước còn tát”, sư cô đã theo học, và điều kỳ diệu đã đến với sư cô sau 1 năm luyện tập…
Đã từng nghĩ đến cái chết
Một ngày đầu tháng 12, chúng tôi đến Tịnh xá Pháp Hải (tại số 15 Trần Xuân Độ, Phường 6, thành phố Vũng Tàu). Tại đây chúng tôi thấy hàng trăm học viên từ các nơi đến để theo học lớp Hướng dẫn Căn bản Cấp 1 & Cấp 2 môn dưỡng sinh Trường Sinh học. Thật may mắn, hôm đó chúng tôi cũng đã gặp được sư cô Thục Hiền (đang tu hành tại một thiền viện đóng trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), người đã đẩy lùi được bệnh ung thư vòm họng nhờ tập luyện môn dưỡng sinh này.
Trò chuyện với chúng tôi về cơ duyên được biết đến môn dưỡng sinh Trường Sinh học và những ngày tháng ngồi thiền để chiến đấu với bệnh tật, sư cô Thục Hiền kể: “Trước đây khi chưa quy y tôi cũng có một gia đình như bao người bình thường khác. Gia đình chúng tôi sống ở Nam Định, cuộc sống bình yên cứ thế trôi đi. Nhưng rồi đến năm 2008 tôi bỗng dưng thấy giọng bị khản đặc, mỗi lần nuốt thức ăn thấy đau đau. Ban đầu tôi nghĩ đơn giản chắc mình bị viêm họng nên chỉ ra hiệu thuốc tự mua thuốc về uống. Nhưng rồi uống thuốc cũng không khỏi, nên tôi đến bệnh viện để khám. Tại đây, các bác sĩ cũng chỉ bảo tôi bị viêm họng và cho đơn để tôi về mua thuốc. Trong thời gian tôi uống thuốc thì họng tôi có vẻ đỡ đau hơn và giọng tôi cũng bớt khàn đôi chút”.
Tuy nhiên chỉ một thời gian sau, giọng của sư cô Thục Hiền lại khản đặc đi, đầu đau như búa bổ. Mỗi khi ăn uống thì thật khó khăn vì có cảm giác như có cái gì đó vướng ở cổ họng và đặc biệt là cơ thể mệt mỏi và sút cân một cách nhanh chóng. Thấy bệnh tình của mình ngày một nặng thêm, sư cô đã đi lên bệnh viện K ở Hà Nội để khám. Sau khi làm chụp X-quang và làm các xét nghiệm, các bác sĩ ở bệnh viện K chẩn đoán sư cô bị ung thư vòm họng và cần phải xạ trị. Khi cầm tờ kết quả trên tay, sư cô như rụng rời chân tay. Bởi đã bị ung thư thì coi như đã cầm chắc bản án tử. Mặc dù rất buồn và chán nản nhưng được sự động viên của người thân nên hàng tuần sư cô đều từ Nam Định lên Hà Nội để được các bác sĩ xạ trị.
“Trước khi bị bệnh tôi và chồng chỉ làm công ăn lương nên kinh tế cũng chẳng dư giả được bao nhiêu. Đến khi tôi bị mắc căn bệnh quái ác này, tiền bạc dành dụm trong nhà đều đổ vào để chữa với hy vọng “còn nước còn tát”. Nào ngờ sau những lần xạ trị, tôi thấy bệnh của mình cũng chẳng tiến triển được là bao. Tiền dành dụm trong nhà thì cũng đã hết, gia đình tôi phải chạy vạy vay mượn anh em bà con mỗi người một ít để lo cho tôi. Thấy gia đình vất vả vì mình nhiều quá, mà bệnh tình cũng chẳng đỡ là bao nên tinh thần tôi rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Tôi quyết định phó mặc mọi chuyện cho số phận và không chữa bệnh nữa” – sư cô chia sẻ.
Năm 2009, thương hoàn cảnh của sư cô, một người bà con đã bảo cả gia đình sư cô vào trong Đồng Nai để làm ăn. Do lúc đó kinh tế quá khó khăn, không còn lựa chọn nào khác cả, gia đình sư cô đã vào Đồng Nai để sinh sống. Tại đây, sư cô may mắn gặp bà Mười, là người bà con đã theo học lớp dưỡng sinh Trường Sinh học tại Tịnh xá Pháp Hải. Sau khi bà Mười nghe sư cô kể về bệnh tình, bà đã động viên sư cô thử đi tập dưỡng sinh Trường Sinh học xem có giúp ích gì cho bệnh tình của mình hay không. Mặc dù không mấy tin tưởng việc chỉ cần ngồi thiền mà có thể chữa được bệnh. Nhưng nghe bà Mười nói chỉ cần theo học 7 ngày rồi về nhà tự ngồi tập luyện mà không tốn một chi phí nào trong thời gian theo học ở đó nên sư cô cũng đi theo.
Ngày đầu tiên tôi đến Tịnh xá Pháp Hải, khi biết bệnh tình của sư cô mọi người ở đó giúp đỡ tôi rất tận tình. Ngoài việc mở luân xa và chỉ cho sư cô cách ngồi thiền sao hiệu quả mọi người ở đó còn tập trung truyền năng lượng để phụ bệnh cho sư cô. Những ngày đầu mới tập, sư cô thấy chân mình tê nhức. Trước đây những cơn đau do căn bệnh ung thư hành hạ sư cô một thì 3 ngày đầu luyện tập những cơn đau tăng lên gấp 3 – 4 lần. Nhiều lúc tưởng chừng không chịu được sư cô đã định bỏ cuộc. Nhưng nhờ sự động viên của các vị giảng huấn, các hướng dẫn viên cũng như những người đồng môn đã tập trước động viên, nên sư cô mới có tinh thần để tiếp tục theo học. Nhưng thật kỳ diệu, chỉ 3 ngày đầu bị đau, đến ngày thứ 4 cơn đau của sư cô giảm dần. Và sau một tuần tập luyện ở đó tôi đã cảm nhận thấy đầu mình đã bớt đau, cơ thể tôi có phần khỏe khoắn trở lại. Và đặc biệt sư cô đã có thể ăn uống dễ dàng hơn.
Đẩy lùi được bệnh tật nhờ Trường Sinh học
Thấy phương pháp này có tác động tích cực, nên khi trở lại Đồng Nai ngày nào sư cô cũng chăm chỉ luyện tập. Mỗi ngày ít nhất tôi tập từ 3 – 4 tiếng đồng hồ. Buổi sáng thức dậy, sư cô ngồi thiền khoảng 1 tiếng, buổi trưa lại tiếp tục ngồi chừng 1 tiếng, và buổi tối trước khi đi ngủ sư cô cũng ngồi từ 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi. Cứ như vậy, sau 3 tháng chăm chỉ ngồi thiền đều đặn, đúng theo hướng dẫn, ngồi đủ thời gian, cơ thể sư cô đã khỏe lên nhiều. Sư cô cũng không còn bị những cơn đau đầu hành hạ hàng đêm nữa. Những dấu hiệu như khản giọng, ù tai, nghẹt mũi cũng được giảm dần.
Sư cô chia sẻ: “Sau một thời gian tập luyện tôi thấy bệnh tình của mình có chiều hướng tiến triển tích cực. Tuy nhiên, do ở Đồng Nai công việc của gia đình tôi không được tốt như mong đợi nên chúng tôi lại quay về Nam Định để làm ăn. Khi về đến Nam Định, tôi vẫn duy trì một ngày 3 lần ngồi thiền. Sau gần 1 năm luyện tập thì bệnh tình của tôi tiến triển rõ rệt. Chưa kịp vui vì bệnh tình đã đỡ thì có một biến cố lớn đã xảy ra với gia đình tôi. Chồng tôi đã mất trong một vụ tai nạn. Sự việc xảy ra quá bất ngờ khiến tôi không thể nào đứng vững được. Một phần vì lo hậu sự cho chồng, một phần vì tinh thần suy sụp nên tôi không còn tâm trí đâu để có thể ngồi thiền và tôi đã… bỏ tập. Chỉ sau mấy tháng không tập luyện nên căn bệnh quái ác của tôi đã tái phát trở lại”.
Trước đây, trong thời gian sư cô bị bệnh, chồng luôn là người ở bên cạnh động viên chăm sóc. Bây giờ vì tai nạn mà đột ngột qua đời khiến sư cô suy sụp hoàn toàn. Một phần do buồn rầu chuyện gia đình, một phần do bỏ bê không tập luyện nên bệnh tình lại tái phát. Những cơn đau do căn bệnh ung thư ngày đêm hành hạ sư cô. Tinh thần thì suy sụp, cơ thể bị suy nhược hoàn toàn. Sau biến cố lớn của gia đình, nhiều lần sư cô đã định buông trôi cho số phận, nhưng khi nhìn thấy con trai còn nhỏ nên sư cô đã lấy lại tinh thần và một lần nữa quay lại Tịnh xá Pháp Hải để theo học lại từ đầu môn dưỡng sinh Trường Sinh học.
Chú Bảy Hạnh (Phó Giám đốc Trung tâm Dưỡng sinh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giảng huấn chính ở lớp Trường Sinh học tại Tịnh xá Pháp Hải) cho biết: “Ngày đầu cô ấy quay lại lớp học tôi nhìn thấy mà thương. Gần như thân hình chỉ còn da bọc xương và không còn chút sức sống nào. Thêm vào đó, căn bệnh ung thư vòm họng đã làm cho giọng cô ấy khản đặc, không nói được thành lời. Dường như mọi giao tiếp của cô ấy với mọi người chỉ bằng ký hiệu. Thực tình chính tôi nhìn cô ấy lúc đó tôi cũng chỉ dám động viên. Bởi lúc đó tôi cũng không dám tin cô ấy có thể chiến thắng được bệnh tật”.
Nhưng rồi điều kỳ diệu đã đến, chỉ sau một năm luyện tập nghiêm túc và chăm chỉ, sư cô đã đẩy lùi được căn bệnh quái ác. Da thịt đã hồng hào trở lại, ăn uống đã cảm thấy ngon miệng và những những cơn đau do căn bệnh ung thư vòm họng mang lại đã không còn hành hạ sư cô nữa.
Sư cô tâm sự: “Sau khi thấy bệnh tình của mình đã dần được đẩy lùi. Tôi cảm thấy duyên phận với hồng trần của mình đã hết nên xuống tóc quy y nương nhờ cửa Phật. Mặc dù căn bệnh của tôi cũng đã được đẩy lùi đến 80%, nhưng ngày nào tôi cũng cố gắng ngồi thiền đủ 3 cữ, thu hút năng lượng vũ trụ nâng cao sức khỏe để căn bệnh quái ác đó không quay trở lại nữa.
Đến bây mặc dù giọng nói sư cô vẫn còn khàn và nhỏ nhưng cũng đã có thể giao tiếp được với mọi người qua giọng nói. Còn các dấu hiệu khác của bệnh đã hoàn toàn biến mất. Sau gần 3 năm luyện tập, căn bệnh ung thư vòm họng tưởng chừng như vô phương cứu chữa đã được đẩy lùi nhờ tập luyện môn dưỡng sinh Trường Sinh học.
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào vùng vòm họng – phần cao nhất của họng, ngay phía sau mũi. Ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện vì bệnh tiến triển âm thầm, các triệu chứng không rõ rệt và rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác.
Tác giả bài viết: VIỆT THU
Nguồn tin: Gia đình & Pháp luật, số 100(148), ngày 15/12/2014
✽✽✽✽✽✽