Những người hùng chiến thắng ung thư – Tập 5

MỤC LỤC

Giọng:

✽✽✽✽✽✽

Bác Sĩ Nguyễn Lê – Ung Thư Gan – Hà Nội

✽✽✽✽✽✽

– 10 năm ung thư gan, không hoá trị, xạ trị vẫn sống khoẻ

06/09/2017

– Từng sắp xếp mọi thứ chu toàn trước khi chết, nằm chờ nhắm mắt 2 năm tại nhà nhưng BS Lê vẫn sống khoẻ mạnh sau 10 năm mắc ung thư gan dù không hoá chất, tia xạ.

Tin sét đánh: “1 tuần nữa là chết”

Ở tuổi 38, khi sự nghiệp bắt đầu chín muồi sau khi học thạc sĩ tại nước ngoài, Trung tá, BS Nguyễn Lê (BV 103, giảng viên Học viện Quân y) đột ngột nhận tin sét đánh: mắc ung thư gan nguyên phát, khối u đã 2cm.

Đó là thời điểm tháng 3/2008, khi ông tình cờ dẫn bệnh nhân đi siêu âm, rồi kiểm tra luôn cho mình.

“Vẫn còn nghi ngờ, tôi ra BV Hữu nghị và BV K để kiểm tra lại. Cả 2 đều khẳng định chắc chắn có khối u. Tôi rất sốc”, BS Lê nhớ lại.

Cùng thời điểm này, 2 bác sĩ trẻ khác của BV, một là thiếu tá, một là đại uý cũng mắc ung thư gan.

“Cậu đại uý ra đi sau 1 tháng, cậu thiếu tá ra đi sau 3 tháng. Tôi là người còn lại duy nhất, khi đó xác định chỉ có chờ chết. Có 2 phương án, một là cứ khoẻ mạnh bình thường rồi chết, hai là mổ, xạ, hoá trị rồi suy sụp rồi chết. Tôi chọn phương án 1”, BS Lê kể.

3 tháng đầu, ông gọi đó là quãng thời gian khủng khiếp nhất khi một mình chịu đựng tất cả. Ông lặng lẽ chuẩn bị sẵn di chúc, sắp xếp tương lai cho các con, khi đó bé út mới 4 tháng tuổi, lo cho bố mẹ, nghĩ cách thông báo với gia đình.

Trong khoảng thời gian này, BS Lê vẫn đi dạy trong BV 175 (TP.HCM). Cùng đi có một BS chuyên ngành ung thư gan khác.

“Tôi đưa phim của mình cho anh ấy, hỏi: “Em có bệnh nhân như thế này, liệu còn sống được bao lâu nữa?”. Anh ấy trả lời: “Ôi giời ơi, 1 tuần nữa u lan toả gan là chết”“. Cả đêm đó BS Lê không ngủ, một mình lang thang khắp Sài Gòn.

Khối u mới hơn 2cm nhưng ung thư gan diễn tiến rất nhanh, chỉ trong tuần cuối sẽ lan toả toàn bộ gan. 2 BS trẻ kia cũng vậy, tới tuần thứ 3 có người có 3 khối u, có khối 10cm.

Ông bảo “kết luận” của BS kia chỉ như điểm nhấn, còn bản thân cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó.

2 lý do để quyết sống

Suốt 3 tháng nặng nề, BS Lê tự mình nghiên cứu tài liệu. Vào những ngày cuối cùng, ông rút ra rằng ung thư có 2 thể: tiến triển nhanh và tiến triển chậm, có thể ông may mắn rơi vào trường hợp thứ 2. Lúc này vợ là người đầu tiên ông thông báo, rồi đến cơ quan.

“Vợ tôi khóc rất nhiều, còn cả Viện sốc vì tôi là người thứ 3 rồi”, BS Lê nhớ lại.

Riêng bố mẹ ông, đến khi vào viện mổ, ông vẫn giấu là u lành, khi đó đã ở giai đoạn 2, to 4cm. Trước khi mổ, ông đã ký mọi giấy tờ, sẵn sàng cho sự ra đi.

BV cũng xác định là mất nốt ông, nói với gia đình chỉ còn vài tháng về ăn uống, nghỉ ngơi vì nghĩ sẽ không được lâu nữa.

Khi phẫu thuật, một ekip gồm các chuyên gia của 3 BV: 103, K, Việt Đức do trực tiếp GS Trịnh Hồng Sơn (hiện là PGĐ BV Việt Đức) mổ, cắt chọn lọc 1/4 gan, vừa mổ vừa sinh thiết tức thì.

Sau mổ 1 tháng, ông xin cơ quan sang Mỹ 3 tuần để tìm kiếm phương thức chữa bệnh cho mình. Ông tìm đến nhiều bệnh viện, nhiều chuyên gia và tranh thủ từng giờ nghiên cứu tài liệu vì sợ không còn nhiều thời gian.

Trở về nước, do số phận vẫn đang trong giai đoạn đợi chờ, nên lãnh đạo liên viện tiếp tục tổ chức một cuộc hội chẩn có nên dùng hoá chất, tia xạ hay không. Nhưng BS Lê kiên quyết nói: Không.

Phát hiện một hợp chất quan trọng trong cây đu đủ vùng Đông Mỹ (thân leo) có tác dụng diệt tế bào ung thư, ông sử dụng hoạt chất này cho bản thân và áp dụng cho nhiều bệnh nhân khác.

Sau 1 năm chờ và chờ, thấy mình vẫn sống tốt, năm thứ 2 vẫn khoẻ mạnh bình thường nên đến năm thứ 3, ông quyết định quay trở lại BV làm việc.

BS xác định đây là cơ hội sống thứ 2 của mình, ngày mai có thể ra đi lúc nào không hay nên sẽ sống như chưa bao giờ được sống.

“Từ giờ không chỉ sống cho riêng mình nữa mà sống cho bố mẹ và các con. Sống để nhìn thấy tụi nó lớn. Thứ hai, bố tôi khi đó đã gần 80 tuổi, tóc bạc phơ khi vào bóp chân cho tôi nhắn nhủ: “Mày có hiếu thì mày đừng chết trước tao”. Chính vì 2 lý do ấy nên tôi quyết sống”, BS Lê chia sẻ.

Bằng kiến thức, kinh nghiệm, BS Lê đã sống mạnh khoẻ đến năm thứ 9 khiến tất thảy đều ngạc nhiên. Nhiều bệnh nhân ung thư gan mắc bệnh sau ông 1 năm đến giờ cũng vẫn khoẻ mạnh nhờ theo phương pháp của ông.

Bất ngờ vào tháng 1 vừa qua, đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, ông nhận tin dữ khi BS thông báo có khối u tái phát tại chỗ, kích thước 3cm.

Ông đến BV Việt Đức thảo luận cùng các BS phẫu thuật và quyết định mổ. Sau đó nghỉ ngơi 1 tháng, áp dụng lại liệu trình cũ và đến nay ông trở lại làm việc bình thường tại khoa Viêm gan, BV 103.

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/10-nam-ung-thu-gan-khong-hoa-tri-xa-tri-van-song-khoe-397082.html

– 10 năm ung thư gan vẫn sống khỏe: “Thần dược” đu đủ Mỹ

07/09/2017

– Dùng hoạt chất trong cây đu đủ vùng Đông Mỹ, mỗi tháng BS Nguyễn Lê, bác sĩ bệnh viện 103, người vẫn khỏe mạnh sau 10 năm ung thư gan, chỉ tốn 2-3 triệu đồng.

Đừng tốn cả tỷ để “tẩm bổ”

BS Lê kể, khi mới biết mình mắc ung thư, ông cũng dùng đông trùng hạ thảo 30-50 triệu/lạng, dùng yến sào, có người giàu còn săn sừng tê giác mấy trăm triệu/lạng… nên chuyện bay vài tỷ thời gian ngắn không hiếm.

Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, dùng hoạt chất trong cây đu đủ vùng Đông Mỹ, chi phí điều trị trung bình của ông chỉ 2-3 triệu đồng/tháng.

Theo BS Lê, ở Việt Nam, bệnh nhân dùng lá đu đủ sắc uống là chưa có cơ sở khoa học vững chắc vì lá đu đủ ở ta chưa có nghiên cứu đầy đủ. Cây đu đủ tại Mỹ có chất Acetogenin giúp diệt các tế bào ung thư. Đây là cây thân gỗ, quả giống xoài xanh. Trong mãng cầu xiêm cũng có, nhưng hoạt chất chỉ bằng 1/10.

5 năm gần đây, thế giới cũng bắt đầu biết đến hoạt chất Fucoidan, có nhiều trong tảo nâu của Nhật Bản. Có tác dụng ức chế và tiêu diệt các tế bào ung thư, làm tế bào ung thư chết tự nhiên.

Các tế bào trong cơ thể đều có thời gian sống nhất định, như hồng cầu là 120 ngày, nhưng tế bào ung thư sống mãi, to dần lên. Fucoidan khi vào cơ thể sẽ khiến tế bào ung thư quay lại quy trình chết tự nhiên của tế bào. Hiện Nhật Bản và Mỹ đã có công nghệ sản xuất.

70% do tinh thần, lối sống

Từ câu chuyện thực tế của bản thân, BS Lê chia sẻ: “Phải đối mặt, đừng giấu giếm, trốn tránh bệnh. Càng sợ thì càng bi quan, lo lắng. Buồn chán không chỉ có hại cho bản thân mình mà cho cả những người xung quanh”.

Về ăn uống, hiện có 2 trường phái: Ăn bình thường và thực dưỡng. Theo BS Lê, cả 2 này đều có điểm mạnh và điểm yếu.

“Tế bào ung thư chỉ phát triển ở 2 môi trường, đã được chứng minh bằng giải thưởng Nobel Y học năm 1991 là môi trường axit và môi trường thiếu oxy. Do đó phải cắt môi trường sống của nó”, BS Lê phân tích.

Chế độ thực dưỡng là cắt môi trường axit, ăn rau quả tạo kiềm, không dùng cà phê, thuốc lá, bia, rượu, thịt, cá, đường, mỡ… Điểm hạn chế là dễ thiếu chất, suy nhược cơ thể. Khi đó 1 trong 4 chân bàn lại bị hỏng. Ăn bình thường thì tốt cho thể trạng nhưng lại tạo môi trường axit.

Quan điểm của BS Lê: Không nên quá kiêng khem nhưng không ăn bừa bãi. Ông hạn chế dùng đường, sữa, thịt đỏ, đồ chế biến sẵn, thay vào đó ăn thịt gà, cá, nhiều trái cây, rau…

“Hội Ung thư thế giới cũng khẳng định chưa đưa ra được bằng chứng rằng chế độ ăn nào tăng hoặc giảm ung thư. Nhưng những nghiên cứu chỉ ra cái này tốt, cái kia tốt thì nên lựa chọn”, BS Lê khuyên.

Về thể dục thể thao, BS Lê khuyên người bị ung thư không nên thể dục mạnh như chạy, đánh cầu lông, đá bóng… vì cơ thể phải gắng sức khiến các cơ quan bị tổn thương. Nên tập nhẹ nhàng bằng các bài vươn thở, thái thực quyền, dịch cân kinh… Tốt nhất là yoga, thiền, điều khí.

Ông cho biết, bản thân thực hiện rất nghiêm túc chế độ ăn uống, tập luyện trong 3 năm đầu. Đến năm thứ 5-6 thoải mái hơn vì sau 5 năm, ung thư đã coi như ổn định.

Theo BS Lê, điều trị ung thư phải toàn diện 4 mặt, như 4 cái chân bàn. 3 chân đầu dùng thuốc, chân thứ 4 quyết định đến 70%:

– Tiêu diệt tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến tế bào lành.

– Tăng cường miễn dịch, sức đề kháng.

– Tăng cường thể trạng, thải lọc độc tố, chống gốc tự do.

– Giữ tinh thần tốt, chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý.

Thúy Hạnh

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/10-nam-ung-thu-gan-van-song-khoe-than-duoc-du-du-my-397157.html

– Lỗ hổng trong điều trị ung thư tại Việt Nam

08/09/2017

– “Với ung thư, không phải cứ thuốc mới, thuốc đắt tiền là hiệu quả”, BS Lê đúc rút.

Lỗ hổng tư vấn

Là người sống tốt sau 10 năm mắc ung thư gan nguyên phát, từng sang tận Mỹ tìm phương pháp chữa bệnh cho mình, về nước đã áp dụng thành công cho nhiều bệnh nhân, BS Nguyễn Lê (BV 103) đúc rút: Để điều trị ung thư chỉ cần đi vào những cái rất cơ bản, trong khi thực tế của Việt Nam đang chưa coi trọng điều này.

Theo BS Lê, hầu hết các BV, chuyên khoa ung bướu tư vấn cho bệnh nhân chưa tốt, đa phần bệnh nhân không biết bị bệnh ở giai đoạn nào, mức độ nào, liệu trình ra sao, bác sĩ bảo hoá chất là hoá chất, tia xạ là xạ, không biết mổ thì sẽ như thế nào, không biết tác dụng phụ ra sao…

Sau phẫu thuật, hoá chất, tia xạ, BS cũng chưa hướng dẫn cụ thể bệnh nhân điều trị nội khoa và ăn uống, sinh hoạt để tránh tái phát và di căn vì đa phần bệnh nhân ung thư không phải chết vì khối u đầu tiên mà chết vì tái phát, di căn.

Trong nội khoa có 2 trường phái: Dùng những loại đắt tiền nhất hoặc dùng những thuốc cơ bản, sơ đẳng. Nhưng thực tế bệnh nhân không được tư vấn cụ thể.

“Quan trọng nhất là tư vấn, không chỉ là vấn đề y học, điều trị mà cả tâm lý, kinh tế. Trong khi đúng ra phải định hướng rõ để bệnh nhân lựa chọn chứ không phải chỉ định”, BS Lê chia sẻ.

Cũng chính vì lỗ hổng đó nên bệnh nhân đều nghĩ thuốc mới, thuốc đắt tiền là hiệu quả nhưng không hẳn, quan trọng phải dùng thuốc phù hợp.

Thêm hướng điều trị ung thư mới

BS Lê nhấn mạnh, trong điều trị ung thư, cần phân ra 2 việc. Thứ nhất, “tấn công” mạnh trong giai đoạn đầu bằng phẫu thuật, hoá chất, tia xạ như hiện nay. Đó là những biện pháp cơ bản, chưa có biện pháp nào thay thế. Thứ hai, điều trị nội khoa, giữ gìn tránh tái phát, di căn, nâng cao thể trạng sau khi làm việc thứ nhất.

“Cái thứ nhất có thể chọn hoặc không nhưng cái thứ hai bắt buộc phải làm”, BS Lê đưa ra lời khuyên.

Với ung thư, đến nay vẫn là bệnh rất khó chữa. Gần đây, một số nghiên cứu chỉ ra chữa trị nội khoa đã mang lại hiệu quả cho một bộ phận bệnh nhân.

“Phương pháp này không quá tốn kém, không cực đoan điều trị nhưng thực tế có nhiều trường hợp ổn, cũng có trường hợp không và đến nay vẫn chưa có những bằng chứng khoa học đủ mạnh”, BS Lê nói.

Trong 2 sự lựa chọn, một là phương pháp truyền thống với phẫu, xạ, hoá trị đã được chứng minh và phương pháp chưa có những số liệu nghiên cứu cụ thể. Để an toàn, hầu hết BS sẽ chọn phương án 1.

Tuy nhiên, BS Lê cho biết, một vài năm trở lại đây, một số nước bắt đầu nghiên cứu sâu hơn phương pháp thứ 2 và các biện pháp điều trị thay thế. Họ tiến hành kiểm nghiệm lô bệnh nhân dùng hoá chất, tia xạ và lô không dùng.

Kết quả, thời gian sống tương đương, thậm chí lô không dùng hoá chất, tia xạ thời gian sống còn nhỉnh hơn và chất lượng sống tốt hơn. Để có căn cứ, cần phải chứng minh trên diện rộng hơn nữa.

Theo BS Lê, với ung thư không có phương pháp chung cho tất cả, tuỳ từng bệnh nhân cụ thể sẽ có những phương pháp cụ thể với lựa chọn phù hợp.

Trong chiến lược điều trị ung thư, cần chia thành các giai đoạn. Bệnh nguy hiểm nhất là giai đoạn 6 tháng đến 1 năm đầu. Khi đó khối u sẽ phát triển tại chỗ mạnh nhất và có nguy cơ di căn các chỗ khác.

Khi đã di căn thì không thể làm được gì, phẫu thuật cũng chịu, hoá chất, tia xạ cũng tác dụng không nhiều. Do đó nên tập trung 70% kinh tế cho giai đoạn đầu.

Quan trọng nhất là phát hiện ở giai đoạn sớm, nếu sớm thì 80-90% có thể ổn định hoàn toàn. Để phát hiện sớm ung thư, nên định kỳ khám sức khoẻ 3-6 tháng thay vì 1 năm.

Để phòng ngừa, cách đơn giản nhất là thông qua ăn uống và thay đổi lối sống.

Thúy Hạnh

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-moi-khong-xa-hoa-tri-397551.html

– Hành trình 10 năm từ bác sĩ thành bệnh nhân ung thư

23/10/17

“Con là thằng có hiếu thì đừng chết trước cha” – Câu nói của người cha đã thôi thúc Bác sĩ Nguyễn Lê dũng cảm chiến đấu với căn bệnh ung thư gan – và số phận trớ trêu, đó chính là bệnh anh đang điều trị hàng ngày cho bệnh nhân của mình.

Tháng 3 năm 2008, trong một lần tình cờ đưa bệnh nhân đi khám, Bác sĩ Nguyễn Lê siêu âm phát hiện một khối u mờ, nhỏ trong gan của mình.

Ngay lập tức, anh tới Bệnh viện Hữu nghị và Bệnh viện K để khám lại. Bác sĩ chẩn đoán anh chắc chắn có khối u kích thước khoảng gần 2 cm nằm trong gan và chỉ số ung thư gan tăng cao.

3 tuần sau, trong một chuyến công tác tại Bệnh viện Quân y 175, bác sĩ chuyên khoa nhìn phim chụp của anh, chắc nịch: “Độ tuần nữa tế bào ung thư lan tỏa thì tử vong”.

Lúc đó bác sĩ Nguyễn Lê xác định mình đã đối mặt với “án tử hình”- như cách người ta thường gọi về bệnh ung thư. Khi đó, anh 38 tuổi.

“Mình sẽ làm gì?” là câu hỏi hiện lên trong đầu Thượng tá – bác sĩ Nguyễn Lê (Bệnh viện Quân Y 103, Giảng viên Học viện Quân Y) ngay khi nghe kết quả sét đánh đó.

Cùng thời điểm, bệnh viện nơi anh công tác có hai bác sĩ khác cũng bị ung thư gan. Một người mất sau 1 tháng, một người trụ được 3 tháng, dù đã làm nhiều biện pháp.

Hoảng loạn, bế tắc, anh Lê đứng trước hai lựa chọn: hoặc tham gia công cuộc điều trị với tỷ lệ sống còn 50/50 hoặc giữ nguyên như thế cho đến khi nguy kịch. Với cái đầu của bác sĩ, anh nhanh chóng quyết định lựa chọn phương án số hai sau một đêm trắng.

Anh muốn dành hết khoảng thời gian ít ỏi khi đang còn khỏe để thu xếp ổn thỏa cho những người ở lại, cho vợ con, bố mẹ và làm những điều còn dang dở.

Trong suốt gần 3 tháng kế tiếp, anh vừa sắp xếp công việc gia đình vừa nghiên cứu lựa chọn cách điều trị, xem xét phương án phù hợp với mình. Anh quyết tâm không bỏ lửng, nằm chờ chết.

Mọi thứ đều được tiến hành một cách âm thầm. Đó là 3 tháng khủng khiếp nhất trong suốt thời gian điều trị của anh.

Do có quá trình đi sâu tìm hiểu bệnh ung thư gan qua các tài liệu nước ngoài nên anh phát hiện điều đặc biệt về bệnh lý: Ung thư có hai thể diễn biến khác biệt.

Một là thể ác tính, có diễn biến rất nhanh, dù điều trị như thế nào cũng vẫn ra đi trong thời gian ngắn. Hai là thể tiến triển chậm, điều trị tốt thì cơ hội sống cho bệnh nhân có thể kéo dài thêm vài năm.

Anh theo dõi bệnh của mình suốt gần 3 tháng thấy xác suất rơi vào tiến triển chậm rất cao.

Đến tháng thứ 3, khối u rộng ra 3-4cm, anh nhận định bệnh lý của mình ở thể tiến triển chậm.

Là người trong nghề, bác sĩ Lê biết ung thư gan là loại ung thư ác tính nhất trong tất cả các loại ung thư.

Với kinh nghiệm và kiến thức trong nghề, bác sĩ Lê xác định bệnh nhân ung thư gan chỉ có thể sống 3- 6 tháng, lâu hơn là 1- 3 năm, sống qua được 3- 5 năm là một kỳ tích.

Anh quyết định nói cho mọi người biết mình bị ung thư gan sau 3 tháng âm thầm, nín lặng tìm hiểu thể bệnh của mình.

Tuổi 38 của anh lúc đó, cả một tương lai sáng lạn hiện ra rõ rệt.

Anh chuẩn bị lên hàm Đại tá, thực hiện những khâu cuối cùng để bảo vệ luận án Tiến sỹ và đứa con thứ hai mới chào đời được 4 tháng.

Ngày vào thăm anh mổ, bố bác sĩ Lê vừa nắn bóp cho con vừa nói: “Con là thằng có hiếu thì đừng chết trước cha”. Cùng với động lực đó là quyết tâm phải cho thằng con thứ hai của anh biết mặt bố như thế nào.

Sau 1 tháng phẫu thuật cắt bỏ 1/3 gan, sức khỏe hồi phục, anh quay lại Mỹ, nơi anh đã từng học tập để tìm hiểu biện pháp và thuốc thang tốt nhất và thu thập được nhiều sản phẩm cũng như phương pháp tốt cho mình.

Thời gian không còn nhiều, anh hối hả sang Singapore, Thái Lan, Trung Quốc… để tìm hiểu các biện pháp và lấy kinh nghiệm từ các bệnh nhân bị bệnh, gặp các chuyên gia hàng đầu về ung thư, tổng hợp và tìm ra biện pháp tối ưu nhất cho bệnh của mình.

Việc anh kiếm tìm, giành giật cơ hội sống cho chính mình cũng là thắp lên niềm tin, nuôi dưỡng hy vọng cho biết bao bệnh nhân khác.

10 năm nay, chưa một ngày bác sĩ Lê bỏ thuốc theo phác đồ điều trị. Cách đây 10 năm, bác sĩ Lê chỉ có 1- 2 sản phẩm để hỗ trợ.

Thế nhưng 2- 3 năm sau có những sản phẩm mới, cứ như vậy bác sĩ Lê tiếp cận, tìm hiểu để sử dụng phù hợp với sức khỏe bản thân.

Về cơ bản, bác sĩ Lê đang duy trì các chỉ số khá tốt, chức năng gan, men gan và các chỉ số ung thư trong giá trị bình thường.

Đây là giai đoạn ổn định chứ tế bào ung thư vẫn còn tồn tại trong cơ thể anh.

Chính vì vậy anh phải luôn có thuốc kết hợp ăn uống, rèn luyện bản thân để ức chế tế bào ung thư.

Bác sĩ Lê đặt ra các mục tiêu rất rõ ràng và ví 4 mục tiêu điều trị của mình như 4 cái chân bàn, lúc nào cũng phải làm đồng thời, liên tục, không được bỏ qua mặt nào.

Tùy thuộc từng giai đoạn, bệnh nhân yếu mặt nào thì tăng cường mặt đó, nếu ổn định thì duy trì hay giảm bớt đi.

Trong quá trình điều trị bệnh, bác sĩ Lê thường xuyên kiểm tra chỉ số ung thư, xét nghiệm, chụp chiếu để biết được tình trạng bệnh của mình.

Bác sĩ Lê khẳng định bác sĩ số 1 của mình chính là bản thân mình, lắng nghe cơ thể mình, tự điều chỉnh chính xác và tự chắt lọc phù hợp.

Từ một bác sĩ Nguyễn Lê mỗi ngày khám hàng trăm ca bệnh, anh trở thành người mắc đúng căn bệnh mình điều trị cho bệnh nhân.

Cởi chiếc áo blouse trắng, anh khoác lên mình bộ quần áo bệnh nhân, điều mà anh chưa bao giờ ngờ tới.

Diễn biến tâm lý của bác sĩ Lê thay đổi rất nhiều khi mắc bệnh, từ quan điểm điều trị tới cách chăm sóc bệnh nhân.

Trước đây, anh không có thời gian tiếp xúc với bệnh nhân nhiều, mỗi ca bệnh chỉ khoảng 5-10 phút là nhiều.

Nhưng bây giờ, anh dành ít nhất 30-45 phút cho mỗi ca bệnh, để phân tích cho họ hiểu hết vấn đề, chuẩn bị tâm lý trong quá trình điều trị bệnh tình của mình và phương hướng điều trị ra sao.

Suốt 10 năm kể từ ngày anh biết mình bị ung thư gan, đó là một hành trình anh hiểu hơn về bệnh nhân, hiểu họ đang hoang mang điều gì, loay hoay ra sao và họ đang cần những gì.

Đồng cảm và trải qua nỗi đau ung thư như các bệnh nhân của mình, bác sĩ Lê dễ dàng trong việc lắng nghe những câu hỏi, những tâm tư, nguyện vọng của bệnh nhân. Điều mà trước kia anh khó lòng kiên nhẫn để làm.

Anh Lê rút ra: “Bác sĩ cần lắng nghe bệnh nhân để tư vấn các bước tiếp theo họ nên làm gì. Tìm hiểu kỹ thể trạng, cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người để có tư vấn điều trị cho người bệnh được phù hợp và hiệu quả”.

Theo bác sĩ Lê, tinh thần là cái quan trọng nhất, chiếm 70-80% trong việc quyết định bệnh lý.

Nếu có tinh thần vững vàng, có nhận thức tốt về căn bệnh ung thư thì chúng ta sẽ vượt qua nó.

Vì với bác sĩ Lê, có nhận thức tốt sẽ có ý chí chiến đấu ngoan cường.

Nhiều bệnh nhân đến với bác sĩ Lê trong trạng thái suy sụp không phải do bị bệnh mà là vì tinh thần.

Khi đó, việc đầu tiên anh giúp mọi người là nâng tinh thần họ lên, cho họ thấy được niềm tin, tương lai và những phương án trước mắt có thể giải quyết được.

Có những bệnh nhân tìm đến anh nước mắt ngắn dài, bệnh viện họ trả về. Tinh thần bệnh nhân xuống, sức đề kháng giảm, ăn uống kém, ngủ nghỉ không tốt, khiến bệnh tình càng nặng thêm. Những bệnh nhân đó đã có ý định buông xuông, tuân theo số mệnh sắp đặt.

Bác sĩ Lê vẫn thường xuyên nói với các bệnh nhân: người bệnh ung thư sống được không phải do bác sĩ giỏi vì không có bác sĩ nào giỏi tất cả mà bệnh ung thư phải chữa toàn diện, không phải do thuốc tốt vì cho tới nay chưa có thuốc nào có thể ức chế hoàn toàn được tế bào ung thư, mà là do chính bản thân người bệnh.

Đó là tinh thần vững vàng để đối điện và chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác.

Anh tư vấn cho họ hiểu bệnh của họ đang ở mức độ nào? Con đường tiếp theo sẽ ra sao kèm các biện pháp giải quyết cụ thể cho họ. Khi bệnh nhân hiểu được điều đó thì họ sẽ có niềm tin và giúp tinh thần họ phấn chấn hơn.

Khi thấy bất kì người bệnh nào xuống tinh thần, anh chỉ hỏi họ 1 điều “Anh/ chị có muốn sống không? Nếu muốn sống thì điều đầu tiên anh chị làm là phải giữ vững tinh thần đó thật tốt. Vì nếu mất đi cái đó thì thuốc thang, mọi thứ đều không có ý nghĩa gì”.

Bác sĩ Lê không chỉ vực tinh thần người bệnh mà anh còn cho họ thấy được tương lai. Một bầu trời hy vọng với khoa học công nghệ phát triển, liên tục tìm ra những phương thuốc mới…

Cứ thêm 1 năm là ta lại được tiếp cận với hàng loạt những biện pháp mới, phương pháp chữa trị tiên tiến hơn, chúng ta sẽ sống thêm. Chúng ta có khả năng chết vì già chứ không chết vì bệnh.

“Chúng ta bị ung thư, cứ coi như chúng ta đã chết rồi đi. Ngày mai, ngày kia, mình sống thêm được ngày nào thì hãy vui vẻ ngày đó.

Sống trọn vẹn như một ngày cuối cùng của chúng ta trên cõi đời này. Hãy vui vẻ với mọi người, vợ con, bạn bè, người thân, tất cả mọi người xung quanh, với chính bản thân mình thay vì u buồn. Hãy ra ngoài đi chơi với tất cả mọi người”, anh lan tỏa sự năng lượng tích cực của mình tới người bệnh.

Các bệnh nhân của anh Lê thường xuyên kết nối với nhau qua mạng xã hội. Anh nhắn tin, gọi video cho bệnh nhân của mình để họ nhìn thấy hình ảnh vui vẻ, lạc quan của anh mà có niềm tin phấn đấu hơn.

“Anh đang là chỗ dựa tinh thần và hình tượng của bọn em. Anh mà làm sao thì bọn em đi hết nên anh đừng có bị làm sao?”, bệnh nhân của bác sĩ Lê thường đùa với anh như vậy.

Vì thế, anh Lê coi đó là trách nhiệm nặng nề mình giữ không chỉ cho mình mà còn cho mọi người nữa. Để chứng mình ung thư không phải làm bản án tử hình, không phải là dấu chấm hết.

“Tôi bị bệnh. Đấy là một điều may mắn”, bác sĩ Nguyễn Lê cười.

Anh đã chiến đấu với căn bệnh ung thư gan như một chiến binh dũng cảm, để rồi: “Tôi mua đất ở nghĩa trang Vĩnh Hằng, viết di chúc rồi thôi”.

Giờ đây, anh giành nhiều thời gian cho những điều giản dị xung quanh hơn. Anh thấy mình hạnh phúc thực sự, thấy những người xung quanh mình: vợ con, bố mẹ, bạn bè cũng hạnh phúc. Đó là thứ hạnh phúc lan tỏa.

Trước khi biết mình bị bệnh, bác sĩ Lê làm việc như một cái máy. Thời gian biểu của anh chỉ xoay quanh các công việc: sáng điều trị cho bệnh nhân, chiều lên lớp giảng bài, tối nghiên cứu khoa học.

Anh không có thời gian cho chính bản thân mình, cho gia đình, những người thân của mình và bạn bè. Bố mẹ anh Lê ở cách nhà anh 2 km nhưng có khi vài tháng anh không qua thăm.

Anh Lê nhận ra, điều hạnh phúc, giá trị cuộc sống không nằm ở tiền bạc, địa vị, quyền chức mà nó chính là điều giản đơn hiện diện trong cuộc sống thường ngày của anh – cái mà anh vẫn coi đó là điều hiển nhiên, bình thường.

Anh có những người bạn rất giàu có, rất thành đạt nhưng nằm trên giường bệnh, họ nói: “Tớ cho cậu tất. Chỉ muốn cậu làm sao cho tôi được về nhà ăn cơm với vợ con, bố mẹ 1 bữa thôi”.

Nhưng tất cả tiền bạc đó cũng không đổi được nữa, vì đã quá muộn”.

Tú Anh – Phạm Tùng

https://baomoi.com/hanh-trinh-10-nam-tu-bac-si-thanh-benh-nhan-ung-thu/c/23664770.epi

✽✽✽✽✽✽

https://www.facebook.com/HaKonkovo/posts/457956594560265

Minh Ha Vo

10 tháng 8 2017

– Bác Sĩ Nguyễn Lê – Đại Tá Bác Sĩ quân y Viện 103 (xin phép em nhé, cũng vì cộng đồng bệnh nhân thôi mà)

K gan nguyên phát

Tính đến nay Bác Sĩ Nguyễn Lê đã bước sang năm thứ 10 trong cuộc chiến chống ung thư. Không chỉ điều trị và “tự điều trị” cho mình, bằng hiểu biết của mình Bác Sĩ Lê giờ truyền cảm hứng cho rất nhiều bệnh nhân K

Tôi có “may mắn” và không “may mắn” là 3 cùng với Bác Sĩ Lê

– Cung học Chu Văn An (trên Bác Sĩ vài khoá)

– Cùng bộ đội

– Cùng bị K

Vậy nên ngay lần đầu gặp 2 anh em tìm được khá nhiều tiếng nói chung

Theo Bác Sĩ Lê, để điều trị K và “chiến thắng cần”

1-Tinh thần tốt

2-Lựa chọn phương pháp đúng

3-Có điều kiện nhất định, không cần có quá nhiều tiền thì mới có thể điều trị K có hiệu quả nhưng không có tiền cũng khó mà theo đuổi được việc điều trị K

Và theo tôi nên bổ sung thêm điểm bốn

4-Luôn luôn biết lắng nghe cơ thể

Thế nào là lựa chọn phương pháp đúng?

Theo đại tá Nguyễn Lê, nên chọn biện pháp tổng hợp, không nên quá cực đoan chỉ tây y, chỉ đông y hay chỉ chăm chăm ăn kiêng khem vvvv

Phương pháp đúng để chữa K là phương pháp hướng tới

1-Tiêu diệt các tế bào ung thư

2-Tăng cường miễn dịch và sức đề kháng

3-Tăng cường thể trạng

4-Tạo ra tinh thần tốt

BS Lê cũng khảng định, anh chưa dùng hoá xạ trị chứ không phải không dùng hoá xạ trị. Bác Sĩ không hoá xạ trị vì Bác Sĩ phát hiện ra K sớm, kip thời can thiệp bằng phẫu thuật và nếu “chả may” bị di căn thì lúc đó mới tính chuyện hoá xạ trị.

Ai cần hỏi thêm có thể liên hệ trực tiếp với Bác Sĩ @ Nguyen Le

P/S

Anh xin phép tag tên Le để mọi người tiện trao đổi nhé

Minh Ha Vo: Hôm nay đầu oc có vấn đề nên viết “chung chung” thế thui. anh chị em cần tham khảo cứ lhe thẳng với “khổ chủ” Nguyen Le nhe. Bác Sĩ Le rất nhiệt tình

Minh Ha Vo: Bệnh không ai giống ai nên tôi cũng nói trước, mỗix người cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn “cách” cho mình, không ai có thể làm thay bạn

Anchik Hoang: Góp ý Hà nhé, ung thư có sẵn trong mọi sinh vật có điều bị kích hoạt hay không. Khi bị kích hoạt rồi có biết kiềm chế để không bị đi căn không thôi, khi kiềm chế được thì sống bình thường, khi đi căn khó hơn. Hiện y học đang đi vào hướng kiềm chế không di căn. Vì thế các bệnh nhân cần ý thức và thực hiện như bạn nói, đặc biệt hạn chế protein động vật chờ vắc xin sắp có là yên tâm, đó là thông tin mình có được. Chúc Hà vui khoẻ và nhiều nghị lực

Minh Ha Vo: Hehhe vde protein động vật ăn hay không ăn cũng còn tranh cãi lắm

Vậy nên em sẽ không đi sâu và không bàn luận ở đây

Pham Le Quyen: Minh Ha Vo cháu thấy có 1 trường phái nữa là ăn protein động vật bt chú Hà ạ. không biết nên như thế nào.

Minh Ha Vo: Đang theo tây y, theo chú, cứ chén thoải mái cùng lắm kiêng rằm mùng 1

Pham Le Quyen: Thực ra cháu có 1 dạo cho con bé ăn kiêng hoàn toàn. Cơm gạo lứt, cháo rau, sữa đậu nành- ngô- hạnh nhân… trong vòng gần 9 tháng nhưng cũng không ăn thua gì nên giờ cháu thay đổi quan điểm 1 chút ạ. không ăn quá nhiều chứ không kiêng.

Độ Phạm: edm vẫn ăn mà, ăn có mức độ thôi, không nhiều quá, nhưng cũng không bỏ

Minh Ha Vo: Pham Le Quyen chú ủng hộ quyết định này

Trinh Quyen: K gan thì có quan điểm gan yếu không nên hóa trị, sau nút mạch dùng đông y

Thanh Binh Nguyen: Khi đọc vài lời nhiều người bệnh qua lo lắng về ung thư. Việt nam ta là một đất nước tỷ lệ bị ung thư rất cao trên thế giới và thực sự tỷ lệ tử vong cũng cao. Xin nhắc các bệnh nhân hãy đừng quá lo lắng hãy đến gặp Bác Sĩ chuyên khoa Ung Bướu, các trung tâm điều trị ung thư để có chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp kết quả sẽ rất tốt. Tôi cũng như các bệnh nhân năm nay tròn 12 năm bị ung thư đã điều trị và tự tiếp tục điều trị vẫn sống rất yêu đời và làm việc bình thương. Về hưu rồi vẫn say mê với công việc chuyên môn sau 38 năm làm Bác Sĩ Quân y giờ vãn vui khỏe. Bác Sĩ Lê viện tôi cũng thế 9 năm k gan vẫn yêu đời và làm việc say sưa giúp được nhiều cho người bệnh ung thư yên tâm điều trị

Minh Ha Vo: Thanks anh

Xin lỗi anh đang K gì ạ

Anh có thể viết một bài về tiến trình điều trị của mình được không anh?

Nam Hòa: Minh Ha Vo, anh Bình là nguyên CN khoa xạ trị của Bệnh Viện 103 bị cancer vòm họng.

Nguyễn Hiền: Thật ngưỡng mộ anh về ý chí chiến đấu chống bệnh tật bằng tinh thần lạc quan yêu đời… tôi đã có thời gian khá dài bên sát cánh cùng vợ chồng anh mà k hề biết anh là bệnh nhân K… cho dù tôi không phải người vô tâm…

Thật quá khâm phục

Nga Tran: Em qua hạnh phúc &tu tin ban than không ai co the lam duoc0

Bạch Dương: Chúc mừng các anh!

Mọi thứ đều thành công từ ý chí

Nguyễn Xuân Hương: Cảm phuc Bác Lê cau chúc bac that nhiều sức khỏe

Trần Thanh Hằng: Thật vi diệu a Lê nhỉ?

Thu Hằng: Bác Sĩ đã làm kỹ thuật nút mạch lần nào chưa

Minh Chau Tran: Đầu tiên là tiền đâu mới là điều kiện tiên quyết cho việc chữa trị.

✽✽✽✽✽✽