Những người hùng chiến thắng ung thư – Tập 5
MỤC LỤC
- 1Vũ Thị Ngọc Ánh – Ung Thư Máu – Quảng Ninh
- 2Hoàng Diệu Thuần – Ung Thư Máu – Nghệ An
- 3Nguyễn Trí Hải – Ung Thư Gan – Quảng Trị
- 4Nguyễn Minh Tuấn – Ung Thư Phổi – Hà Nội
- 5Phạm Viết Hồng Lam – Ung Thư Vòm Họng – Hà Nội
- 6Nguyễn Minh Thu – Ung Thư Tử Cung – Hà Nội
- 7Nguyễn Thị Ánh Hoa – Ung Thư Tử Cung – Hồ Chí Minh
- 8Hoàng Thị Vũ – Ung Thư Tủy Sống – Bình Định
- 9Nguyễn Thị Phú – Ung Thư Dạ Dày – Phú Thọ
- 10Trần Quốc Bình – Ung Thư Gan – Phú Thọ
- 11Nguyễn Tiến Phương – Ung Thư Phổi – Phú Thọ
- 12Nguyễn Thị Lan – Ung Thư Vú – Hà Nội
- 13Cao Thành Đức – Ung Thư Xương – Nam Định
- 14Nguyễn Văn Ngọc – Ung Thư Dạ Dày – Hà Nam
- 15Hồ Thị Thu – Ung Thư Vú – Bình Định
- 16Nguyễn Thị Hòa – Ung Thư Vòm Họng – Hà Nội
- 17Trần Văn Hái – Ung Thư Vòm Họng – Nam Định
- 18Sư Cô Thục Hiền – Ung Thư Vòm Họng – Nam Định
- 19Bác Sĩ Nguyễn Lê – Ung Thư Gan – Hà Nội
- 20PGS.TS Đỗ Quốc Hùng – Ung Thư Phổi – Hà Nội
- 21Đinh Thị Thu – 3 Bệnh Ung Thư – Hà Nội
- 22Vũ Thiện Phi – Ung Thư Trực Tràng – Nam Định
- 23Lâm Tiến Bình – Ung Thư Máu – Lạng Sơn
- 24Trần Văn Hy – Ung Thư Thực Quản – Hồ Chí Minh
- 25Ngô Ngọc Chạy – Ung Thư Gan – Bến Tre
- 26Nguyễn Hoàng Tuấn Phát – Ung Thư Tuyến Tụy – Bình Dương
- 27Nguyễn Ngọc Phát – Ung Thư Phổi – Bình Dương
- 28Cao Thị Hữu – Ung Thư Thận – Hồ Chí Minh
✽✽✽✽✽✽
Cao Thành Đức – Ung Thư Xương – Nam Định
✽✽✽✽✽✽
– Người đàn ông thoát khỏi bệnh ung thư xương nhờ kiên trì tập thiền dưỡng sinh Trường sinh học
– Khi biết mình bị căn bệnh quái ác, ông Cao Thành Đức (60 tuổi, trú tại số nhà 14, đường Nguyễn Hới, thành phố Nam Định) tưởng chừng như cánh cửa sự sống đã khép lại đối với mình. Ông rơi vào tình trang hoang mang suy sụp về tinh thần. Trong hoàn cảnh đó, một cơ duyên đã đưa ông đến với môn thiền dưỡng sinh Trường sinh học, và bắt đầu từ đây cuộc đời của ông bước sang một trang mới…
Chuẩn bị tâm lí “ra đi”
Khi trao đổi với PV về quá trình thoát khỏi bệnh hiểm nghèo ông Cao Thành Đức không giấu được niềm vui trên khuôn mặt. Nhìn nụ cười rạng rỡ của ông ít ai biết ông vừa trải qua quãng thời gian vô cùng khắc nghiệt của cuộc đời. Năm 1987 sau khi đi bộ đội về, ông tập trung phát triển kinh tế cho gia đình không hể để tâm tới sức khỏe của mình.
Tuy nhiên, sau khi thấy cơ thể mình thường xuyên những cơn đau thắt ở bụng rồi dần dần lan tới chân tay ông bắt đầu lo lắng. Nghĩ do mình ăn uống thất thường, làm việc không khoa học nên bị bệnh đau dạ dày nên thời gian đầu ông tự mua thuốc về uống. Chỉ đến khi thấy bệnh ngày càng nặng, hết thuốc giảm đau là ông lại lên cơn đau quằn quại, ngay lập tức ông Đức được người nhà đưa tới bệnh viện Nam Định để kiểm tra. Tại đây các bác sĩ kết luận ông bị thoái hóa đốt sống, gai đốt sống lưng đồng thời bị viêm dạ dày và viêm đại tràng mãn tính.
Sau khi điều trị một thời gian dài tại bệnh viện Nam Định, ông Đức thấy sức khỏe của mình chưa có tiến triển, các bác sĩ cũng chưa thể chuẩn đoán chính xác căn bệnh của mình đang mắc phải. Ông Đức quyết định khăn gói lên Bệnh viện K – Hà Nội khám, tại đây ông hoàn toàn sốc khi nhận được phiếu kết quả. Theo đó, các bác sĩ cho biết ông Đức bị u đa tủy xương, ung thu xương. Ông Đức chia sẻ: “Cầm phiếu kết quả trên tay nước mắt tôi cứ rơi, tôi còn rất nhiều dự định còn dang dở. Nhìn vợ con tôi thấy đau xót vô cùng, lúc đó tôi nghĩ cánh cửa sự sống hoàn toàn đã đóng lại trước mặt tôi, tôi thật sự hoang mang không biết nên làm như thế nào, chi phí chữa bệnh rất lớn, thật sự nó quá lớn đối với một gia đình kinh tế không khá giả như gia đình tôi”.
Bắt đầu từ thời điểm đó, ông Đức bắt đầu cuộc sống ngày ngày chiến đấu với bệnh tật bằng các vỉ thuốc kháng sinh liều cao. Nỗi đau bệnh tật dày vò cùng với áp lực tâm lí khiến ông sút cân rất nhanh. Nhìn ông xanh xao, vàng vọt, người thân luôn cố gắng động viên ông vượt qua.
Vợ con ông đi tìm các phương thuốc chữa bệnh trên cả nước, cứ nghe đâu có lương ý giỏi là mọi người lại đưa ông đến khám chữa bệnh, chi phí vô cùng tốn kém: “Chưa một phương pháp nào tôi chưa thử quá, từ thuốc nhập từ nước ngoài, hay tới các loại lá trên vùng cao. Nhưng bệnh tình của tôi không có chút thuyên giảm, những cơn đau quằn quại như muốn kéo tôi sang cõi chết, mỗi buổi sáng tôi tỉnh dậy tôi mới tin được là mình còn sống. Tôi suy sụp, ăn cơm gần như mất cảm giác, chưa một đêm nào tôi ngủ ngon giấc. Thật sự quãng thời gian đó tôi đã chuẩn bị hết cho trường hợp xấu nhất xảy ra. Kinh tế gia đình tôi đâu có khá giả. Mọi nguồn lực đều dồn lại để cho tôi chữa bệnh cho tôi. Tôi luôn nghĩ tôi là gánh nặng của vợ con, mình ra đi sớm ngày nào thì gia đình mình đỡ khổ ngày ấy. Cứ nghĩ như vậy, tôi mong ngày ra đi đến gần hơn…” ông Đức xúc động chia sẻ.
Trong thời gian tuyệt vọng, suy sụp ấy, ông Đức được người bạn đến thăm và giới thiệu tới môn thiền dưỡng sinh Trường sinh học. Và điều kì diệu đã xảy ra.
Giành giật lại sự sống
Khi nhìn thấy người bạn đến thăm khỏe mạnh, cười nói, ông Đức vô cùng bất ngờ, bởi trước đây, ông biết người bạn này cũng chuẩn bị “ra đi” do căn bệnh ung thư dạ dày hành hạ. Khi được bạn giới thiệu tới môn thiền dưỡng sinh, ông Đức vừa ôm bạn vừa khóc, vì ông biết đây chính là con đường đưa mình trở về với cuộc sống, giúp gia đình ông thoát khỏi chuỗi ngày bi kịch khi kinh tế kiệt quệ vì lo lắng chữa cho ông. Ngay sau đó, ông liền nhờ bạn đăng kí học một lớp mới mở ở Nam Định. “Dù chưa một lần nghe qua tới môn thiền này, nhưng tôi có một niềm tin tưởng tuyệt đối, bởi chính người bạn tôi đã là một nhân chứng sống trước mắt tôi rồi. Ai cũng biết, cậu ấy bị ung thư giai đoạn cuối, nay khỏe mạnh, hồng hào, nhìn thấy cậu ấy là tôi có động lực quyết tâm theo học” ông Đức chia sẻ thêm.
Nhận thấy, đây là phương thuốc cuối cùng để giúp mình thoát khỏi nỗi đau bệnh tật, ông Đức rất kiên trì luyện tập dù đã có những lúc đau đớn khiến ông muốn gục ngã. Sau khi được thầy trợ giảng khai mở luân xa và hoàn thành cấp 1, 2 ông Đức bắt đầu quá trình luyện tập đầy gian khổ.
Những ngày đầu tiên, ông Đức chỉ ngồi được 5 phút là nước mắt cứ rơi không thể kìm lại được, bởi một luồng khí ép chặt các cơ trên cơ thể, chân tay ông như tê liệt bởi đau đớn chạy dọc cơ thể. “Ai đến với môn thiền này, đều gặp khó khăn như vậy, bởi mới đầu luyện tập nó vô cùng đau đớn, chân tay như đang đưa vào máy cưa vậy. Tuy nhiên, khi kết thúc buổi tập, ai cũng cảm nhận được sự khoan khoái trong cơ thể. Dường như ta thấy nhẹ nhõm thoải mái hơn hẳn. Cứ thế tôi vượt qua được những khó khăn ban đầu, từ 5 phút tôi kiên trì tập được 30 phút. Và giờ tôi đã tập được 1 tiếng 1 lần rồi” ông Đức chia sẻ.
Sau khi kiên trì luyện tập, ông Đức nhận thấy được sức khỏe có những chuyển biến rõ rệt. Những cơn đau hành hạ ông trước kia gần như biến mất, ông Đức ăn ngon miệng hơn, ngủ sâu giấc và chưa từng phải dùng tới một viên thuốc kháng sinh nào. Ông lên cân trông thấy, da dẻ hồng hào, người trở nên hoạt bát trong sự ngỡ ngàng của người thân và bà con lối xóm. Ai cũng không thể tin người đã từng chuẩn bị có hậu sự của mình lại có thể khỏe mạnh, hoạt bát đến vậy.
Giờ đây như một phần không thể thiếu trong cuộc sống, mỗi ngày ông đều luyện tập đều đặn 3 lần một ngày vào sáng, trưa và tối. Mỗi lần từ 1 tiếng tới 1 tiếng rưỡi. Ông Đức cho rằng muốn chiến thắng được bệnh tật thì trước tiên hãy phải chiến thắng chính bản thân mình đã. Khi bản thân có đủ lòng quyết tâm và sự kiên trì mọi chông gai trước mắt sẽ trở nên nhỏ bé hơn, thành công nhất định nằm trong tay ta.
Ông Đức chia sẻ thêm: “Là một người từng thấm thía nỗi đau bệnh tật, từng muốn ra đi sớm hơn khi nhìn vợ con suy sụp vì mình nên tôi hiểu tâm trạng của những ai đang mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo, đặc biệt khi kinh tế gia đình cũng khó khăn khi chi phí chữa bênh tốn kém. Tôi không kêu gọi mọi người học, nhưng mọi người hãy đến thử học môn học đầy tính nhân văn này. Với môn học này nó không phân biệt người giàu, người nghèo, chức vụ trong xã hội. Chỉ cần mọi người quyết tâm, kiên trì luyện tập thì nhất định sẽ thành công. Thiền dưỡng sinh Trường sinh học nó cần sự tĩnh tâm, hãy trút bỏ hết những ưu phiền để cảm nhận được điều tuyệt vời từ môn học…”
Đỗ Phan
✽✽✽✽✽✽