Những người hùng chiến thắng ung thư – Tập 5
MỤC LỤC
- 1Vũ Thị Ngọc Ánh – Ung Thư Máu – Quảng Ninh
- 2Hoàng Diệu Thuần – Ung Thư Máu – Nghệ An
- 3Nguyễn Trí Hải – Ung Thư Gan – Quảng Trị
- 4Nguyễn Minh Tuấn – Ung Thư Phổi – Hà Nội
- 5Phạm Viết Hồng Lam – Ung Thư Vòm Họng – Hà Nội
- 6Nguyễn Minh Thu – Ung Thư Tử Cung – Hà Nội
- 7Nguyễn Thị Ánh Hoa – Ung Thư Tử Cung – Hồ Chí Minh
- 8Hoàng Thị Vũ – Ung Thư Tủy Sống – Bình Định
- 9Nguyễn Thị Phú – Ung Thư Dạ Dày – Phú Thọ
- 10Trần Quốc Bình – Ung Thư Gan – Phú Thọ
- 11Nguyễn Tiến Phương – Ung Thư Phổi – Phú Thọ
- 12Nguyễn Thị Lan – Ung Thư Vú – Hà Nội
- 13Cao Thành Đức – Ung Thư Xương – Nam Định
- 14Nguyễn Văn Ngọc – Ung Thư Dạ Dày – Hà Nam
- 15Hồ Thị Thu – Ung Thư Vú – Bình Định
- 16Nguyễn Thị Hòa – Ung Thư Vòm Họng – Hà Nội
- 17Trần Văn Hái – Ung Thư Vòm Họng – Nam Định
- 18Sư Cô Thục Hiền – Ung Thư Vòm Họng – Nam Định
- 19Bác Sĩ Nguyễn Lê – Ung Thư Gan – Hà Nội
- 20PGS.TS Đỗ Quốc Hùng – Ung Thư Phổi – Hà Nội
- 21Đinh Thị Thu – 3 Bệnh Ung Thư – Hà Nội
- 22Vũ Thiện Phi – Ung Thư Trực Tràng – Nam Định
- 23Lâm Tiến Bình – Ung Thư Máu – Lạng Sơn
- 24Trần Văn Hy – Ung Thư Thực Quản – Hồ Chí Minh
- 25Ngô Ngọc Chạy – Ung Thư Gan – Bến Tre
- 26Nguyễn Hoàng Tuấn Phát – Ung Thư Tuyến Tụy – Bình Dương
- 27Nguyễn Ngọc Phát – Ung Thư Phổi – Bình Dương
- 28Cao Thị Hữu – Ung Thư Thận – Hồ Chí Minh
✽✽✽✽✽✽
Trần Văn Hái – Ung Thư Vòm Họng – Nam Định
✽✽✽✽✽✽
– Tập thiền dưỡng sinh Trường sinh học người đàn ông thoát khỏi ung thư vòm họng?
– Cánh cửa cuộc sống dường như đóng lại khi anh Trần Văn Hái (SN 1969, Khu Đô thị Hòa Vượng – Thành phố Nam Định – Tỉnh Nam Định) biết mình mắc bệnh ung thư vòm họng.Trải qua quá trình điều trị dai dẳng, đau đớn, tốn kém tại nhiều bệnh viện lớn cả ở trong và ngoài nước, tình hình sức khỏe của anh ngày càng xấu đi. Bệnh viện “trả về” nhà, anh suy sụp, chán nản, thậm chí đã từng nghĩ đến cái chết. May mắn thay, một cơ duyên đã đưa anh đến với môn thiền dưỡng sinh Trường sinh học và “phép màu” đã xảy ra…
Đau đớn vì bệnh hiểm nghèo
Là một phó phòng của trụ sở thông tin và truyền thông lớn ở tỉnh Nam Định, anh Trần Văn Hái luôn hăng say làm việc, do đặc thù công việc của mình phải đi nhiều nên anh ít có thời gian chú ý tới sức khỏe.Vốn là một người khỏe mạnh, rất ít khi ốm đau hay bệnh tật, anh Trần Văn Hái không thể ngờ đến một ngày mình lại mắc phải căn bệnh quái ác: ung thư vòm họng.
Tháng 4/2011, anh Hái thấy sức khỏe bất ổn, người mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng. Ban đầu anh nghĩ do bản thân làm việc quá sức nên chủ quan không đi kiểm tra. Đến khi những biểu hiện trên ngày càng nặng, vợ con giục nhiều anh mới chịu đến bệnh viện tỉnh Nam Định khám. Sau khi có kết quả, các bác sỹ tại đây đã khuyên anh nên đến bênh viện K để kiểm tra sinh khiết. Anh lập tức lên Hà Nội làm các xét nghiệm cần thiết vàbác sỹ kết luận anh bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Nhận được tin dữ, anh Hái gần như suy sụp, vì tâm lý như vậy nên bệnh của anh phát triển rất nhanh.
Anh tâm sự: “Sau khi biết mình bị ung thư, tôi chán nản, mệt mỏi và muốn buông xuôi tất cả. Sức khỏe của tôi ngày càng yếu, cân nặng từ 61kg tụt xuống còn 50kg. Việc ăn uống trở thành nỗi ám ảnh vì tôi không thể há được miệng và sợ mùi vị của các loại thực phẩm. Có thời điểm tôi không ăn được gì mà chỉ uống sữa để cầm hơi, duy trì sự sống. Mặt mũi tôi bị biến dạng, mắt trợn ngược lên, trông rất khủng khiếp. Suốt một thời gian dài, tôi bị mất ngủ, có đêm chỉ ngủ được 30 phút. Ngày nào cũng phải sử dụng 2 viên thuốc ngủ, rất hại nhưng không còn cách nào khác…”
Từ ngày anh Hái bị bệnh, vợ con và gia đình nội ngoại 2 bên tìm mọi cách thu xếp chi phí để đưa anh đi điều trị khắp nơi. Dù đau đớn và mệt mỏi, nhưng nhìn thấy những người thân yêu vì mình mà làm tất cả mọi việc, anh không đành lòng buông xuôi, có thêm quyết tâm, động lực để trị bệnh. Anh điều trị tại viện K khoảng gần 1 năm, những đợt hóa chất và xạ trị liên tục khiến anh gầy còm đến mức chỉ còn da bọc xương. Kết thúc quá trình điều trị tại đây, sức khỏe anh không những không chuyển biến mà ngày một yếu hơn.
Gia đình quyết tâm chữa cho anh đến cùng nên lại tiếp tục đưa anh đi Trung Quốc chữa trị trong khoảng thời gian 8 tháng. Sau đợt điều trị tại Trung Quốc sức khỏe anh khá hơn một chút nhưng mặt mũi bị biến dạng trầm trọng. Đến tháng 7/2012, anh Hái về bệnh viện Răng, Hàm, Mặt tại Hà Nội để phẫu thuật xương hàm trên. Trước khi mổ, bác sỹ còn lo vết khâu cho anh không thể lành được, hỏi ý kiến gia đình và yêu cầu kí cam kết mới dám thực hiện. Nhìn thấy người thân vất vả vì mình, anh quyết định đánh cược mạng sống của mình với số phận, may mắn là những lo ngại của bác sỹ trước khi phẫu thuật cho anh đã không trở thành sự thật.
Trở về nhà sau quá trình điều trị dài và vô cùng tốn kém (theo ước tính của anh và gia đình, tổng chi phí cho tất cả các đợt điều trị của anh lên tới hơn 800 triệu đồng), căn bệnh của anh Hái không khỏi. Kinh tế gia đình suy yếu, không chỉ anh suy sụp mà cả vợ con và người thân của anh dường như đã tuyệt vọng. Anh thậm chí còn chuẩn bị trước cho sự “ra đi” của mình. Anh viết nhật kí dặn dò vợ con, sang tên cuốn sổ tiết kiệm cuối cùng còn lại và chuẩn bị sẵn tâm lý.
Tưởng chừng như cánh cửa cuộc sống của anh Hái sắp khép lại thì may mắn thay, anh được một người bạn giới thiệu đến lớp học ngồi thiền Trường sinh học được mở ngay cạnh nhà. Như người “sắp chết đuối vớ được cọc” anh Hái quyết tâm đăng kí học và điều kỳ diệu đã xảy ra.
May mắn mỉm cười
Đối với bản thân anh Hái, tìm đến môn thiền dưỡng sinh Trường sinh học như tìm đến một chút hi vọng cuối cùng. Dù chính trong bản thân anh vẫn còn hoài nghi về một môn học không cần dùng tới thuốc mà có thể chữa được bệnh. Tây y đường như đã bỏ cuộc thì liệu một môn học đơn giản có thể kéo anh về với cuộc sống được không? Nhưng khi nhìn thấy vợ con đau đớn, lo lắng mất ăn mất ngủ anh không đành lòng nên quyết tâm chữa trị đến khi không được nữa mới thôi. Được người bạn thân giới thiệu đến lớp học thiền ở thành phố Nam Định, tuy gần nhà nhưng vì sức khỏe yếu nên ngày đầu đến đăng kí học anh đến muộn. Đầu tiên, thầy nhất định không cho anh vào lớp. Đến khi nghe anh trình bày về bệnh tật của mình và nhìn kỹ khuôn mặt biến dạng của anh, thầy đã thay đổi ý kiến.
Anh Hái không thể nào quên những khó khăn, đau đớn những ngày đầu bước vào tập luyện. Anh tâm sự: “Vì bị bệnh nặng nên lúc đầu tôi tập luyện khổ sở lắm. Hai chân cứ run bắn cả lên, cảm giác đau như bị ai chặt chân, không ngồi vững được. Luôn phải có người đỡ và giúp tôi giữ thăng bằng, dần dần sau này tôi mới tự ngồi được”. Đau đớn là vậy nhưng vì xác định một sống hai chết nên anh Hái quyết tâm không bỏ cuộc.
Tập luyện được 10 ngày, anh hái cảm thấy người khỏe hơn một chút. Càng tập luyện lại càng say. Đến khi tập luyện được gần một tháng, anh Hái bắt đầu cảm nhận được luồng khí chạy dọc khắp cơ thể, rất khoan khoái và dễ chịu. Tuy cơ thể có dấu hiệu bong tróc và bốc mùi hôi nhưng anh tin rằng đây là điềm báo tốt.
Học thiền một thời gian ngắn, anh Hái dừng hẳn việc sử dụng các loại thuốc Tây. Bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm, người đỡ mệt nhọc, bắt đầu ăn uống ngon miệng, đặc biệt vấn đề tâm lý có cải thiện rõ rệt. Anh không bi quan như trước mà thấy rất yêu đời. Nhờ kiên trì tập luyện, sức khỏe của anh dần ổn định và trở lại bình thường. Tuy vẫn bị méo mặt nhưng khi đến bệnh viện kiểm tra, mọi chỉ số đều tốt, anh đã khỏi bệnh. Không chỉ các bác sỹ ở bệnh viện K mà cả người thân vô cùng kinh ngạc trước sự hồi sinh kỳ lạ của anh Hái. Từ một người bệnh viện “trả về” chờ chết, nhờ sự cố gắng, quyết tâm, kiên trì của mình, anh Hái đã vượt lên số phận nghiệt ngã, giành giật lại sự sống cho mình.
Đến nay, dù bệnh đã khỏi nhưng anh Hái vẫn kiên trì tập luyện ngày 3 lần, mỗi lần hơn một tiếng. Anh đã học đến cấp 4 và đang tiếp tục cố gắng học lên mức cao hơn. Thấy công dụng tuyệt vời của môn học này, rất nhiều người thân trong gia đình anh cũng đăng ký theo học để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân. Anh tâm sự: “Trước kia cứ lủi thủi tập luyện một mình, giờ trong nhà có nhiều người theo học nên thấy có động lực hơn. Nếu không có môn học này chắc tôi không còn sống đến bây giờ. Tôi nhận thấy, bệnh viện chỉ chữa được ngọn của bệnh tật chứ không chữa được tận gốc. Hiện nay, dân mình còn nghèo, nếu chữa bệnh theo cách này vừa chữa được tận gốc bệnh tật lại không tốn kém. Chỉ mong môn học này được phổ biến ngày càng rộng rãi để ngày càng nhiều người biết tới”.
Anh cũng chia sẻ thêm: “Nhiều khi tôi cũng không thể tin được là mình có thể khỏi được căn bệnh quái ác này. Sau khi khỏi bệnh, lúc nào tôi cũng tâm niệm, đi đâu mà gặp người ốm đau thì mình sẽ giới thiệu môn học này cho người ta. Nếu người ta có duyên thì đến học, kiên trì, bền bỉ tập luyện thì có thể khỏi được bệnh như mình. Họ cũng giống như mình trước kia, nếu được giới thiệu sẽ có cơ hội sống thêm lần nữa.”
Đỗ Thu
✽✽✽✽✽✽