Những người hùng chiến thắng ung thư – Tập 4
MỤC LỤC
- 1Nguyễn Thị Hiếu – Ung Thư Vú – Vũng Tàu
- 2Trần Hạnh Phúc – Ung Thư Máu – Hà Nội
- 3Lương Thị Hà – Ung Thư Xương – Bắc Giang
- 4Hoàng Thị Hồng Thảo – Ung Thư Vú – Hồ Chí Minh
- 5Ca sĩ Ái Vân – Ung Thư Vú – Hà Nội
- 6Diễn Viên Kim Phượng – Ung Thư Vú – Hồ Chí Minh
- 7Nguyễn Thị Hương – Ung Thư Vú – Hồ Chí Minh
- 8NSND Hoàng Cúc – Ung Thư Vú – Hà Nội
- 9Nguyễn Thị Phương – Ung Thư Tủy Sống – Nghệ An
- 10Ca sĩ Ý Lan – Ung Thư Vú – Hồ Chí Minh
- 11Nguyễn Ngọc Minh – Ung Thư Sarcoma Cơ Vân – Quảng Ninh
- 12Huỳnh Thị Kiều Thu – Ung Thư Vú – Hồ Chí Minh
- 13Châu Hoàng Tuyết Loan – Ung Thư Vòm Họng – Khánh Hòa
- 14Nguyễn Thị Tuyết – Ung Thư Vú – Hà Nội
- 15Bạch Thị Dung – Ung Thư Đại Tràng – Hà Nội
- 16Phạm Thị Tĩnh – Ung Thư Gan – Quãng Ngãi
- 17Phạm Quang Trung – Ung Thư Thực Quản – Hà Nội
- 18Trần Quân Vũ – Ung Thư Vòm Họng – Vũng Tàu
- 19Nguyễn Diệu Thúy – Ung Thư Tuyến Ức – Nam Định
- 20Lưu Khánh Hà – Ung Thư Não – Hà Nội
- 21Nguyễn Thị Hường – Ung Thư Phổi – Hà Nội
✽✽✽✽✽✽
Phạm Quang Trung – Ung Thư Thực Quản – Hà Nội
✽✽✽✽✽✽
– Người cựu chiến binh chiến thắng “sát thủ” ung thư
– “Bao nhiêu năm chiến đấu trên chiến trường, bom rơi đạn lạc không chết, có lẽ nào tôi lại phải đầu hàng căn bệnh ung thư” – Đó là những lời chia sẻ của ông Phạm Quang Trung (67 tuổi), người cựu chiến binh đã chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác.
Không ngờ mang căn bệnh quái ác trong người
Hẹn gặp ông tại một quán cà phê trong con phố nhỏ của đường Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội, tôi không nghĩ ông đã từng trải qua ngưỡng cửa của tử thần. Ấn tượng đầu tiên của tôi về ông là một người vui vẻ, hoạt bát, giọng nói to vang, trầm và dứt khoát.
Ông Phạm Quang Trung người chiến thắng ung thư biểu mô 1/3 dưới thực quản
Chia sẻ về quá trình chiến đấu với bệnh ung thư, ông Trung kể: “Tôi vốn có tiền sử của bệnh ho. Vào cuối năm 2014 thì tình trạng ho của tôi trở nên trầm trọng hơn. Ban đầu tôi nghĩ là do thời tiết giao mùa nên ho nhiều một chút cũng không vấn đề gì. Tuy nhiên, sau đó, những cơn ho kéo dài liên tục khiến tôi cảm thấy nóng rát ở vùng xương ức. Tôi có đi khám tại phòng khám tư và họ kết luận là tôi ho do dị ứng thời tiết”.
Sau gần nửa tháng uống thuốc tình trạng ho của ông không hề giảm. Sức khỏe bắt đầu thuyên giảm, ông thấy người mệt mỏi chán ăn. Lúc này ông mới quyết tới bệnh viện Giao thông Vận tải để kiểm tra. Tại đây, ông được bác sỹ cho đi nội soi dạ dày, thực quản. Theo như hình ảnh nội kết luận ông có một khối sùi loét ở dưới thực quản và được chỉ định đi làm sinh thiết. Sau 3 ngày, ông nhận được kết quả sinh thiết, kết luận ông bị ung thư biểu mô 1/3 dưới thực quản.
Cầm kết quả bị ung thư trên tay không khác gì tiếng sét bên tai, ông không tin một con người đang khỏe mạnh lại có thể mắc căn bệnh ác tính. Ngay sau đó ông được bác sỹ làm thủ tục chuyển tới bệnh viện K3, cơ sở tại Thanh Trì. “Mục đích của tôi xuống bệnh viện K là để kiểm tra lại kết quả xem mình có đúng bị ung thư không. Tôi không tin là mình đang có bệnh trong người”, ông nói. Tại bệnh viện K, sau khi làm các thủ tục xét nghiệm cần thiết ông cũng nhận được kết quả tương tự. Lúc này ông mới thực sự tin mình mắc bệnh ung thư.
Đánh liều từ chối hóa trị, đặt niềm tin vào thuốc Nam
Được bác sỹ khuyên đi điều trị hóa trị, xạ trị nhưng ông từ chối xin về nhà tự chữa bệnh. Quyết định của ông khiến cho vợ con rất ngạc nhiên. Vợ ông không đồng ý và khuyên chồng “còn nước, còn tát”, không được từ bỏ hy vọng. Nhưng rồi với sự cương quyết của ông Trung, vợ con cũng phải đồng ý. Ông chia sẻ mình có 2 người bạn đã chết trong thời gian hóa trị. Đồng thời, ông cũng lo lắng sau hóa trị, nếu có khỏi bệnh cũng không còn sức khỏe. Và đó là lúc ông đánh liều đưa ra một quyết định khác. “Lúc này tôi cũng xác định với vợ con sống chết rõ ràng, dặn dò vợ con và còn sống thì phải vui vẻ”, người cựu chiến binh kể lại.
Tháng 3/2015 ông được một người bạn khuyên đi điều trị bằng thuốc Nam và giới thiệu ông tới tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang. Thời gian này, sức khỏe của ông Trung đã sa sút rõ rệt, đi phải có người giúp đỡ. Khi xem xong những hình ảnh chẩn đoán cùng với những xét nghiệm ông Trung mang tới, lương y Phùng Tuấn Giang đã đưa ra phác đồ điều trị. “Lương y Phùng Tuấn Giang còn động viên tôi phải kiên trì và thực hiện đúng theo những gì ông dặn mới có kết quả. Tôi quyết định đặt niềm tin vào thuốc Nam và lương y Phùng Tuấn Giang”, ông nói.
Uống thuốc được hơn 2 tháng, tình trạng ho của ông cũng đã thuyên giảm, sức khỏe khá hơn. Ngày 25.5. 2015, ông tới bệnh viện 108 kiểm tra nội soi, hình ảnh kết quả cho thấy thực quản vẫn còn loét, sùi nhưng nhỏ hơn, kết quả sinh thiết cũng không có gì thay đổi so với lúc ban đầu. Cùng thời gian này, ông đi xét nghiệm công thức máu tại bệnh viện Bạch Mai, kết quả cũng cho thấy ông bị ung thư. Tuy nhiên, ông Trung vẫn thấy mừng vì đã có tín hiệu chuyển biến tốt.
Ông tiếp tục uống thuốc và tuân thủ theo những chỉ dẫn của lương y Phùng Tuấn Giang. Hơn 8 tháng chữa trị theo thuốc Nam, ông thấy sức khỏe khá lên rõ rệt, cảm giác ho rát ngực không còn, ăn được và ngủ được. Đến ngày 7/9/2015, ông Trung đã quyết định đi khám lần thứ 2 tại bệnh viện 108. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, hình ảnh nội soi cho thấy những chỗ loét, sùi đã biến mất hoàn toàn, sinh thiết thực quản bình thường không có dấu hiệu của ung thư. Ông Trung kể lại: “Cầm kết quả trên tay tôi vui sướng vô cùng, cứ như được sinh ra thêm một lần nữa”.
Cuộc sống có biết bao nhiêu điều kỳ diệu và điều kỳ diệu đã đến với ông Trung. Ông là một trong số ít những bệnh nhân chiến thắng được căn bệnh ung thư quái ác.
Chế độ ăn uống đẩy lùi căn bệnh ung thư
Như PV Em Đẹp đã đưa tin ngày 15.4, ông Phạm Quang Trung, 67 tuổi, sống tại Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội đã chữa khỏi ung thư thực quản sau 8 tháng kiên trì làm theo các phương pháp dưới đây.
Để có thể khỏi bệnh, ông Trung đã tuân thủ nghiêm ngặt quá trình điều trị bao gồm uống thuốc Nam đầy đủ và áp dụng một chế độ ăn đặc biệt.
Vào buổi sáng, chế độ ăn của ông Trung bao gồm: 15 ngọn húng quế, một quả dưa chuột, một ít lô hội (nha đam), một lát gừng, uống một quả dừa xiêm. Ăn xong những loại rau quả trên thì ăn sáng như bình thường.
“Bữa sáng tôi thường phải ăn thật no. Những món ăn vào bữa sáng của tôi có thể là cơm, có hôm tôi lại ăn phở, ăn bún hoặc ăn xôi…”, ông Trung chia sẻ.
Đến bữa trưa, ông Trung sử dụng các thực phẩm gồm: 1,4g rau diếp cá, một quả dưa chuột, một quả mướp đắng, một quả ớt chuông Đà Lạt, một quả dừa xiêm. Sau đó, ông ăn bữa trưa như bình thường nhưng chỉ ăn hơi no.
Vào buổi tối, ông thường ăn rất ít hoặc nhịn không ăn. “Thực đơn buổi tối của tôi cũng giống như buổi trưa, riêng nước dừa xiêm thì không cần uống. Ăn xong các loại rau thì tôi ăn cơm nhưng chỉ ăn một bát nhỏ, thậm chí có hôm tôi nhịn không ăn”, ông Trung cho biết.
Theo ông Trung, trong chế độ ăn uống nghiêm ngặt của mình, có hai nguyên tắc quan trọng bắt buộc người bị bệnh ung thư tuân thủ. Một là tuyệt đối không được ăn thịt bò và sữa vì nó tạo ra môi trường nuôi dưỡng tế bào ung thư. Hạn chế ăn thịt lợn, thịt gà và ưu tiên ăn cá. Hai là ăn chậm nhai kỹ, mỗi bữa ăn thường phải kéo dài từ 45 phút, thậm chí là một tiếng đối với người răng kém.
Luôn vui vẻ, yêu đời
Khi nói tới bệnh ung thư, người ta thường nghĩ ngay đến “án tử” cận kề. Cũng như những bệnh nhân ung thư khác, khi biết mình mắc bệnh, ông Trung cũng buồn bã mất gần một tháng trời. Nhưng rồi bản năng luôn sẵn sàng chiến đấu của người lính không cho phép ông đầu hàng số phận.
“Quan điểm của tôi là đã sống thì phải xác định sống – chết rất rõ ràng. Tức là tôi sống thì phải vui vẻ, nếu chết thì gia đình cũng không được bi lụy. Tôi cũng động viên gia đình và dòng họ để mọi có niềm tin rằng bệnh gì cũng có cách chữa trị. Chính vì vậy, tôi và gia đình rất lạc quan, không buồn đau khi có ai nhắc tới căn bệnh ung thư”, ông Trung tâm sự.
Với tư tưởng thoải mái về cái chết và bệnh tật, người cựu chiến binh rất bình thản trước cửa ải sinh tử.
“Phải luôn tự tin trong chữa bệnh và hy vọng mình sẽ sống. Đi đâu được thì cứ đi, chỗ nào vui thì cứ đến”, ông Trung chia sẻ.
Học cổ nhân phương pháp vẩy tay dịch cân kinh để chữa bệnh
Về chế độ tập luyện ông Trung chọn cho mình cách rèn luyện sức khỏe bằng cách vẩy tay hàng ngày vì bài tập này đơn giản, không tốn sức mà hiệu quả rất cao.
Ông Trung cho biết, ông đã tìm hiểu và biết được vẩy tay một trong 72 phép của Dịch cân kinh thuộc phái Thiếu Lâm.
“Vẩy tay có tác dụng nâng cao công năng hoạt động của các tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khơi thông kinh mạch, từ đó nâng cao chính khí (sức đề kháng), giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật. Hàng ngày, tôi dậy từ 6 giờ sáng và vẩy tay 2.200 lần trong 30 phút. Cách tập vẩy tay cũng rất đơn giản, hai tay đưa ra trước nhẹ, vẩy ngược tay về phía sau mạnh. Nếu lần đầu tiên luyện tập vẩy tay chỉ nên tập 100 cái, sau đó số lượng vẩy tăng dần theo từng ngày.”
Ngoài bài tập vẩy tay vào buổi sáng, buổi chiều ông Trung chọn cách đi bộ nhẹ nhàng để thư giãn gân cốt, rèn luyện sức bền.
Tuy nhiên, việc đi bộ cũng phải có bí quyết. “Một ngày tôi thường đi bộ 30 phút, tương đương với 3km. Tôi đi với tốc độ khoảng 1km trong 12-13 phút. Khoảng thời gian tôi đi bộ thường từ 3 giờ chiều trở đi”, ông chia sẻ.
Với những bí quyết chữa bệnh của bản thân, người cựu chiến binh hy vọng những bệnh nhân ung thư khác cũng có thể áp dụng phần nào để đẩy lùi bệnh tật của mình, đồng thời sống lạc quan, yêu đời dù phải đối mặt với bệnh hiểm nghèo.
Ngọc Minh
– Câu chuyện về người cựu chiến binh vượt lên chính mình, chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác
29/03/2016 09:21 GMT+7
Cũng như tấm gương Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm và hàng vạn thanh niên thời loạn không quản ngại gian khổ, sẵn sàng hy sinh với một niềm tin sắt son về một ngày Nam – Bắc thống nhất, non sông thu về một mối, ông Phạm Quang Trung (ảnh – SN 1950, trú tại 55 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, TP.Hà Nội) đã xếp bút nghiên, tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu. Sau này, chính phẩm chất tốt đẹp ấy đã giúp người cựu chiến binh vượt lên chính mình, chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác.
Chẳng may mắc căn bệnh nan y
Tôi ấn tượng ngay từ giây phút đầu gặp ông bởi chất giọng khỏe mạnh, lời nói dứt khoát, cử chỉ đĩnh đạc, đậm chất của một người lính đã từng vào sinh ra tử trong chiến tranh. Ông là con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em. Khi mới mười chín, đôi mươi, cũng như biết bao thanh niên Hà thành sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường đánh giặc, đi bất cứ đâu theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông nhập ngũ vào đúng những ngày đầu tháng 5.1970, cũng là lúc khắp trên các con phố rợp màu hoa phượng đỏ, chiến trường miền Nam đang vô cùng ác liệt.
Sau thời gian huấn luyện, ông được biên chế vào đơn vị chiến đấu ở chiến trường miền Tây Nam Bộ. Đơn vị của ông hoạt động chủ yếu ở vùng An Giang – Châu Đốc. 5 năm trải qua biết bao gian khổ cùng những trận đánh ác liệt đối diện với quân thù không làm ông nao núng, dù có những lúc phải chứng kiến tiểu đội của mình hy sinh phân nửa. Bởi lúc đó, ông có một niềm tin sắt son “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”, đối diện với hiểm nguy, dù phải hy sinh tính mạng, tuổi thanh xuân nhưng tất cả luôn tin tưởng Bắc – Nam sẽ sum họp một nhà theo lời Bác dạy.
Trong quá trình chiến đấu, ông bị thương và được điều chuyển ra Bắc chữa trị. Khi ông vừa đặt chân tới miền Bắc cũng là lúc đất nước hoàn toàn giải phóng (30.4.1975), đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn. Sau đó, ông trở về cuộc sống đời thường. Đến năm 1977, ông lập gia đình với một cô giáo nuôi dạy trẻ. Cuộc sống dù khó khăn, vất vả nhưng bản chất người lính đã giúp ông bền tâm, vững chí vượt lên tất cả. Sau thời gian công tác tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ông nghỉ hưu theo chế độ, sống vui cùng con cháu. “Vợ chồng tôi được 2 người con trai, hiện đã phương trưởng, có gia đình và công ăn việc làm ổn định. Tôi cũng đã có 3 cháu nội. Hai vợ chồng giờ nghỉ hưu, các con, các cháu đều ngoan ngoãn, hiếu thuận, quây quần ở bên chính là điều hạnh phúc nhất”, ông chia sẻ.
Cuộc sống gia đình đang ấm êm, hạnh phúc thì vào đầu năm 2015, ông Trung thấy mình ho nhiều. Ban đầu, ông chỉ nghĩ đơn thuần là do bị cảm cúm. Ông kể: “Khi đi khám tại các phòng khám tư nhân, họ chỉ kết luận tôi bị ho dị ứng rồi cho đơn thuốc. Tuy nhiên, uống cả chục liều vẫn chẳng thấy đỡ. Thấy sức khỏe giảm sút, người rất mệt mỏi và cơn ho ngày càng nhiều, tôi quyết định đến khám tổng thể ở Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương – nơi tôi đăng ký khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế”.
Sau khi làm các thủ tục cần thiết, ông được các bác sĩ cho đi nội soi dạ dày, thực quản. Hình ảnh chụp chiếu cho thấy, ông có khối loét sùi ở 1/3 dưới thực quản và được đưa đi làm sinh thiết. Mấy ngày sau, kết quả kết luận, ông bị ung thư biểu mô 1/3 dưới thực quản. Rồi ông làm thủ tục chuyển về Bệnh viện K điều trị. “Khi được các bác sĩ thông báo về K là tôi đã bảo với vợ con “thôi hỏng rồi”…Dù vẫn vui vẻ làm thủ tục chuyển viện nhưng tôi có mục đích là thử xem kết quả có đúng như vậy không”, ông nói.
Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, Bệnh viện K cũng chung một kết luận như vậy và thông báo cách tốt nhất bây giờ là ông phải làm phẫu thuật. Hai người bạn của ông cũng từng bị bệnh ung thư, sau khi phẫu thuật đã không kéo dài thêm sự sống nên ông đánh liều không đi theo con đường của bạn mà tìm phương pháp khác thay cho việc phẫu thuật. Ban đầu, khi nghe quyết định của ông, vợ con ông không đồng ý. Người vợ biết tính ông đã quyết điều gì thì khó có thể lay chuyển được nên chỉ nói: “Ông đã suy nghĩ kỹ chưa?”. Các con thì nói: “Chúng con nghĩ bố nên điều trị ở bệnh viện thì sẽ tốt hơn”. Nhưng cuối cùng, mọi người đành phải chiều theo quyết định của ông.
Chiến thắng bệnh tật
Một người bạn nghe tin ông bị bệnh đã đến thăm và “tư vấn” ông nên đến với các thầy thuốc nam bởi chính bản thân vợ ông ấy bị ung thư vú, vì sợ phẫu thuật nên đã đến với nền nam y – nam dược, sau thời gian điều trị đến nay vẫn khỏe mạnh, bình thường. Sau khi tìm hiểu, ông quyết định tìm đến Thọ Xuân Đường là nhà thuốc lâu đời, gia truyền do tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang quản lý. Lúc này, sức khỏe của ông đã yếu đi rõ rệt, đi lại phải có người dìu. Tại phòng khám Thọ Xuân Đường, ông Trung được lương y Phùng Tuấn Giang trực tiếp thăm khám và bắt mạch, rồi cặn kẽ giải thích tình trạng bệnh của ông, động viên ông phải kiên trì với phác đồ điều trị thì mới có kết quả. Không suy nghĩ, ông Trung đã quyết định trao tính mạng và niềm tin cho thầy thuốc Phùng Tuấn Giang.
Ngoài việc dùng thuốc viên, thuốc sắc, thuốc nhỏ họng, ông còn được châm cứu và thực hiện một chế độ ăn uống đặc biệt đối với người bệnh. Sau 2 tháng điều trị, các cơn ho giảm dần, giảm luôn cả cảm giác nóng rát xương ức. Tròn 3 tháng sau, ông đi kiểm tra lại tại Bệnh viện Quân đội 108 cho kết quả rất khả quan. Niềm tin đã giúp ông vượt qua thử thách, ông tiếp tục điều trị theo phác đồ đặc biệt của thầy thuốc. Sau 8 tháng, sức khỏe của ông đã cải thiện rõ rệt, không còn ho và nóng rát sau xương ức, ăn ngon ngủ tốt, tinh thần thoải mái. Kết quả nội soi và sinh thiết tại Bệnh viện 108 vào ngày 7.9.2015 cho thấy khối u ung thư đã biến mất, tất cả đều bình thường.
Ông Trung chia sẻ: “Có thể tôi là người may mắn gặp thầy, gặp thuốc và điều quan trọng nhất là niềm tin đối với tiến sĩ, Lương y Phùng Tuấn Giang – người đã giúp tôi chiến thắng căn bệnh ung thư quái ác. Đúng là nền nam y – nam dược nước ta còn có nhiều điều kỳ diệu”.
Trao đổi với tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang – Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam về trường hợp của ông Phạm Quang Trung, được ông cho biết: “Sau khi thăm khám, tôi nhận thấy cơ hội điều trị cho bác Trung còn tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng chính là bệnh nhân đã đặt hết niềm tin và tính mạng của mình cho thầy thuốc. Vì vậy, với lương tâm nghề nghiệp, tôi đã dồn hết kinh nghiệm, trực tiếp làm phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, bác Trung cũng là người kiên trì chấp hành tốt các y lệnh của thầy thuốc. Kết quả trên không chỉ đem lại hạnh phúc cho gia đình bệnh nhân mà cũng là niềm vui, niềm động viên đối với những người làm nghề thầy thuốc như chúng tôi. Việc này cũng khẳng định hiệu quả của cách chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên, quy luật cân bằng toàn bộ vi chất, kích thích khả năng tự đào thải vật lạ, khôi phục và tái sinh… là rất tốt đối với những trường hợp chẳng may mắc phải những căn bệnh nan y, ung thư”.
✽✽✽✽✽✽